Mạo hiểm để chân thực

Một phần của tài liệu Thân thiết tin cậy bản thân mình và người khác (Trang 43 - 46)

Không mối quan hệ nào có thể là chân thực nếu bạn cứ kìm giữ lại. Nếu bạn vẫn còn láu cá và cứ canh chừng và bảo vệ bản thân mình, chỉ các cá tính gặp gỡ, còn các trung tâm bản chất vẫn một mình. Thế thì chỉ mặt nạ của bạn mới có quan hệ, không phải bạn. Bất kì khi nào điều như vậy xảy ra, đều có bốn người trong mối quan hệ, không phải hai. Hai người giả cứ gặp gỡ, còn hai người thật vẫn là những thế giới rời nhau.

Mạo hiểm có đó - nếu bạn trở thành chân thực, không ai biết liệu mối quan hệ này sẽ có khả năng hiểu tính chân thực, đích thực không; liệu mối quan hệ này có đủ mạnh để đứng trong bão tố không. Có mạo hiểm, và bởi vì nó mọi người vẫn còn rất, rất cảnh giác. Họ nói những điều phải nói, họ làm những điều phải làm; tình yêu trở thành ít nhiều như nghĩa vụ. Nhưng thế thì thực tại vẫn còn đói, và cái bản chất không được ăn. Cho nên cái bản chất trở nên ngày một buồn hơn. Cái dối trá của cá tính đè rất nặng lên cái bản chất, lên linh hồn. Mạo hiểm là thực, và không có đảm bảo gì về nó, nhưng tôi sẽ bảo bạn rằng mạo hiểm là xứng đáng nhận lấy.

Nhiều nhất, mối quan hệ có thể tan vỡ - nhiều nhất. Nhưng tốt hơn cả là tách rời ra và là thực còn hơn là không thực và ở cùng nhau bởi vì thế thì nó sẽ chẳng bao giờ thoả mãn cả. Phúc lành sẽ chẳng bao giờ bắt nguồn từ nó. Bạn sẽ vẫn còn đói và khát, và bạn sẽ cứ kéo lê, chỉ chờ đợi phép màu nào đó xảy ra.

Để phép màu xảy ra bạn sẽ phải làm cái gì đó, và cái đó là: Bắt đầu chân thật. Với mạo hiểm là có thể, mối quan hệ không đủ mạnh và có thể không có khả năng mang nổi nó - chân thực có thể là quá nhiều, không mang nổi - nhưng thế thì mối quan hệ đó không đáng gì. Cho nên phép thử đó phải được vượt qua.

Mạo hiểm mọi thứ vì chân thật đi; bằng không bạn sẽ vẫn còn bất mãn. Bạn sẽ làm nhiều thứ, nhưng chẳng cái gì sẽ thực sự xảy ra cho bạn. Bạn sẽ di chuyển nhiều, nhưng bạn sẽ không bao giờ tới đâu cả. Hiệu quả toàn thể nhiều nhất sẽ là ngớ ngẩn. Cứ dường như là bạn đói và bạn đơn giản mơ màng về thức ăn - đẹp, ngon. Nhưng mơ là mơ thôi; nó không phải là thực. Bạn không thể ăn thức ăn không thực được. Trong nhiều khoảnh khắc bạn có thể tự lừa dối mình, bạn có thể sống trong thế giới tựa mơ, nhưng giấc mơ sẽ không cho bạn cái gì cả. Nó sẽ lấy đi nhiều thứ từ bạn, và nó sẽ không cho lại bạn cái gì cả.

Thời gian bạn dành cho việc dùng cá tính giả đơn giản bị phí hoài; nó sẽ không bao giờ quay lại bạn nữa. Cùng những khoảnh khắc đó có thể đã là thực, đích thực. Ngay cả một khoảnh khắc của tính đích thực cũng còn tốt hơn toàn thể cuộc sống mà sống không thực. Cho nên đừng sợ. Tâm trí sẽ nói với bạn cứ canh chừng người khác và bản thân mình, để giữ an toàn. Đó là cách hàng triệu người đang sống.

Freud trong những ngày cuối đời của mình đã viết trong một bức thư cho người bạn rằng như ông ấy đã quan sát kĩ càng cuộc sống của mình - và ông ấy đã thực sự quan sát sâu sắc; không ai đã quan sát sâu sắc thế, xuyên thấu thế, kiên trì thế và khoa học thế - một kết luận dường như tuyệt đối chắc chắn: rằng con người không thể sống được nếu không dối trá. Chân thật là nguy hiểm. Dối trá là rất dịu ngọt nhưng không thực. Ngon đấy! Bạn cứ nói lời dịu ngọt mà chẳng có gì với người yêu của mình, và anh ta cứ thì thào vào tai bạn lời dịu ngọt (mà) chẳng có gì cả. Và trong khi đó cuộc sống cứ tuột khỏi bàn tay bạn, và mọi người đang tới ngày một gần hơn với cái chết.

Trước khi cái chết tới, nhớ một điều: Yêu phải được sống trước khi chết xảy ra. Bằng không bạn sống trong vô vọng, và toàn thể cuộc sống của bạn sẽ là vô tích sự, sa mạc. Trước khi cái chết tới, phải chắc chắn rằng tình yêu đã xảy ra. Nhưng đó là khả năng chỉ có với chân thật. Cho nên chân thật đi. Mạo hiểm mọi thứ vì chân thật, và đừng bao giờ mạo hiểm chân thật vì bất kì cái gì. Để điều này là luật nền tảng: Cho dù tôi phải hi sinh bản thân mình, cuộc sống mình, tôi sẽ hi sinh nó vì chân thật, nhưng tôi sẽ không bao giờ hi sinh chân thật vì bất kì cái gì. Và hạnh phúc vô cùng sẽ là của bạn, phúc lành không thể ngờ sẽ trút xuống bạn.

Một khi bạn chân thực, mọi thứ khác đều trở thành có thể. Nếu bạn giả dối - chỉ mẽ ngoài, thứ đồ tô vẽ, khuôn mặt, mặt nạ - chẳng cái gì là có thể. Bởi vì với cái giả chỉ cái giả xảy ra, và với cái thật, cái thật xảy ra.

Tôi hiểu vấn đề, vấn đề của mọi người yêu, rằng sâu bên dưới họ sợ. Họ cứ tự hỏi liệu mối quan hệ này có đủ mạnh để mang được cái thật không. Nhưng làm sao bạn có thể biết trước được? Không có tri thức biết trước. Người ta phải đi vào trong nó để biết nó. Làm sao bạn biết được, nếu vẫn ngồi trong nhà mình, liệu bạn sẽ có khả năng trụ được với bão tố và gió bên

ngoài? Bạn chưa bao giờ ở trong cơn bão. Đi và xem - có thể bạn sẽ bị thất bại, nhưng ngay cả trong thất bại đó bạn sẽ trở nên mạnh hơn bạn ngay bây giờ.

Nếu một kinh nghiệm làm thất bại bạn, thế thì kinh nghiệm khác và kinh nghiệm khác nữa, dần dần chính việc đi qua bão tố sẽ làm cho bạn mạnh hơn và mạnh hơn và mạnh hơn nữa. Một ngày tới khi người ta đơn giản bắt đầu vui sướng trong bão tố, người ta đơn giản bắt đầu nhảy múa trong bão tố. Thế thì bão tố không phải là kẻ thù - cái đó nữa lại là cơ hội, cơ hội hoang dã, để hiện hữu.

Nhớ lấy, hiện hữu chưa bao giờ xảy ra một cách thoải mái, bằng không nó đã xảy ra cho tất cả mọi người rồi. Nhớ lấy, hiện hữu không thể xảy ra một cách thoải mái, bằng không mọi người đã hiện hữu chẳng có vấn đề gì. Hiện hữu chỉ xảy ra khi bạn nhận mạo hiểm, khi bạn đi vào trong nguy hiểm. Và tình yêu là nguy hiểm lớn nhất có đó. Nó đòi hỏi bạn một cách toàn bộ.

Cho nên đừng sợ, đi vào trong nó đi. Nếu mối quan hệ sống được qua chân thật, nó sẽ đẹp. Nếu nó chết, thế nữa cũng là tốt bởi vì một quan hệ giả phải chấm dứt và bây giờ bạn sẽ có nhiều khả năng để đi vào trong mối quan hệ khác, chân thật hơn, vững chắc hơn, liên quan tới điều bản chất hơn.

Nhưng bao giờ cũng nhớ, cái giả dối không bao giờ đem lại ích lợi; nó có vẻ thôi nhưng nó không bao giờ đem lại ích lợi cả. Chỉ chân thật mới đem lại ích lợi - và lúc ban đầu chân thật không bao giờ có vẻ như nó sẽ cho lại ích lợi. Dường như nó sẽ làm tan tành mọi thứ. Nếu bạn nhìn vào nó từ bên ngoài, chân thật có vẻ rất nguy hiểm, khủng khiếp. Nhưng đây là cái nhìn bên ngoài. Nếu bạn đi vào, chân thật là cái đẹp duy nhất. Và một khi bạn bắt đầu yêu mến nó, nếm trải nó, bạn sẽ đòi hỏi ngày một nhiều hơn bởi vì nó sẽ đem tới mãn nguyện.

Bạn đã từng quan sát điều đó chưa? Chân thực với người lạ còn dễ hơn. Mọi người đi cùng trên chuyến tầu bắt chuyện với người lạ, và họ khẳng định những điều họ chưa bao giờ khẳng định cho bạn bè mình bởi vì với người lạ, chẳng cái gì bị mắc mứu. Sau nửa giờ ga xuống của bạn sẽ tới, và bạn sẽ đi hẳn; bạn sẽ quên, và người đó sẽ quên điều bạn đã nói. Cho nên bất kì cái gì bạn đã nói cũng đều chẳng tạo ra khác biệt gì. Chẳng cái gì lâm nguy với người lạ.

Mọi người nói với người lạ chân thật hơn, và họ để lộ trái tim mình. Nhưng nói với bạn bè, với họ hàng - bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em - có cấm đoán vô thức sâu. "Không nói điều này, anh ấy có thể cảm thấy bị tổn thương. Không làm điều đó, chị ấy sẽ không thích điều đó đâu. Đừng cư xử theo cách này, bố già rồi, bố có thể bị choáng." Cho nên người ta cứ kiểm soát. Dần dần, chân thực bị vứt xuống tầng ngầm của bản thể bạn, và bạn trở nên rất láu cá và tinh ranh với cái không thực. Bạn cứ nở nụ cười giả tạo, chỉ được tô vẽ trên môi. Bạn cứ nói những điều tốt lành, chẳng có nghĩa gì. Bạn phát chán với bạn trai của mình hay với bố bạn, nhưng bạn cứ

nói, "Được gặp anh mừng quá!" Và cả con người bạn lại nói, "Bây giờ để tôi một mình!" Nhưng về lời nói bạn cứ giả vờ. Và họ cũng làm cùng điều đó; chẳng ai trở nên nhận biết bởi vì chúng ta tất cả đều đi trong cùng một con thuyền.

Người tôn giáo là người ra khỏi con thuyền này và mạo hiểm cuộc sống của mình. Người đó nói, "Hoặc tôi muốn là chân thực, hoặc tôi không muốn chút nào. Nhưng tôi sẽ không giả dối."

Dù đánh cược bất kì cái gì, cứ thử nó, nhưng đừng đi theo cách giả tạo. Mối quan hệ có thể đủ mạnh. Nó có thể mang được chân thực. Thế thì nó rất, rất đẹp. Nếu bạn không thể chân thực với người bạn yêu, thế thì bạn sẽ chân thực ở đâu? Ở đâu? Nếu bạn không thể chân thực với người bạn nghĩ yêu bạn - nếu bạn sợ ngay cả với họ không để lộ chân thực, không trần trụi toàn bộ về tâm linh, nếu ngay cả ở đó bạn cũng che giấu - thế thì bạn sẽ tìm đâu ra chỗ và không gian để bạn có thể tự do toàn bộ?

Đó là nghĩa của tình yêu, rằng ít nhất trong sự hiện diện của một người chúng ta có thể trần trụi toàn bộ. Chúng ta biết rằng người đó yêu, cho nên người đó sẽ không hiểu lầm. Chúng ta biết rằng người đó yêu, cho nên nỗi sợ biến mất. Người ta có thể để lộ tất cả. Người ta có thể mở mọi cánh cửa, người ta có thể mời người này vào. Người ta có thể bắt đầu tham dự vào bản thể của người khác.

Tình yêu là việc tham dự, cho nên ít nhất với người yêu đừng không chân thật. Tôi không nói đi ra bãi chợ và chân thật bởi vì điều đó sẽ tạo ra rắc rối không cần thiết ngay bây giờ. Nhưng bắt đầu với người yêu, thế rồi với gia đình, thế rồi với những người xa xôi hơn. Dần dần bạn sẽ học rằng là chân thật là đẹp tới mức bạn sẵn lòng mất mọi thứ cho nó. Thế thì ở bãi chợ cũng được - thế thì chân thật đơn trở thành cách sống của bạn. Bảng chữ của tình yêu, chân thật, phải được học với những người rất gần gũi bởi vì họ sẽ hiểu.

Một phần của tài liệu Thân thiết tin cậy bản thân mình và người khác (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)