Một số nghiên cứu tổng hợp nano vàng bằng phương pháp hóa học

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG hợp NANO VÀNG và ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH OXY hóa sâu hợp CHẤT hữu cơ MẠCH VÒNG TRONG PHA KHÍ (Trang 25 - 27)

Một số công trình nghiên cứu tổng hợp nano vàng bằng phương pháp hóa học xanh có thể kể đến như sau:

Nghiên cứu tổng hợp nano vàng từ dung dịch HAuCl4 lấy dịch chiết nước cây lô hội vừa làm tác nhân khử vừa là chất làm bền hóa cho quá trình tạo nano vàng ứng dụng làm chất kháng khuẩn được thực hiện bởi Đỗ Thị Hiền Trang. Trong bài nghiên cứu này, các điều kiện tối ưu nhất để tổng hợp nano vàng là: nồng độ dung dịch HAuCl4 là 200ppm, VDC/VDD là 5/20 (mL), pH của dung dịch bằng 5, nhiệt độ tạo nano vàng là 35 oC. Sản phẩm nano vàng được tạo thành và được khảo sát tính chất hóa lý bằng các phương pháp HR-TEM, EDX, XRD và phổ UV – VIS; kết quả phân tích cho thấy đỉnh hấp thu cực đại nằm trong khoảng bước sóng từ 520 – 555nm, hạt nano vàng có kích thước từ 5nm đến 10nm và tinh thể vàng hình thành có cấu trúc lập phương tâm mặt. Dung dịch nano vàng tổng hợp dưới điều kiện tối ưu này có khả năng kháng khuẩn đối với dòng vi khuẩn Escherichia coli với đường kính vòng kháng khuẩn là 22mm[11].

Nghiên cứu điều chế nano vàng sử dụng chất khử trong lá trà định hướng ứng dụng trong mỹ phẩm được thực hiện bởi Nguyễn Ngọc Khánh Anh, Nguyễn Thị Diễm Hương, Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Trong nghiên cứu này, điều kiện tốt nhất để tạo thành nano vàng là: nồng độ dịch trà là 20% (thể tích HAuCl4 được giữ cố định ở 40

µL), tốc độ khuấy thích hợp là 400 vòng/phút, thời gian phản ứng thích hợp là 15 phút và ở nhiệt độ phòng. Kết quả khảo sát các đặc tính của nano vàng thông qua các phương pháp như phổ UV – VIS, XRD, TEM, hàm lượng vàng trong kem được phân tích theo phương pháp Ref. ASS-TOME II và được kiểm tra độ kích ứng theo DĐVN IV + TCVN 6972:2001. Kết quả đo XRD cho thấy AuNPs có bốn đỉnh nhiễu xạ đặc trưng ở các góc 2Ɵ là 38,25; 44,28; 64,81; 78,00 tương ứng với mạng {111}, {200}, {220} và {311} của tinh thể vàng và không xuất hiện mũi nhiễu xạ phụ chứng tỏ AuNPs thu được không bị lẫn tạp chất. Kết quả phân tích TEM cho thấy nano vàng được tạo thành với dạng hình cầu và kích thước trung bình là 13,78 ± 3,08 nm, nhưng tập trung chủ yếu từ 10 – 15nm. Cuối cùng hàm lượng vàng được phối trộn vào trong kem để không gây kích ứng da là 7,55ppm[16].

Nghiên cứu sử dụng nước ép chanh để tổng hợp nano vàng được thực hiện bởi Đoàn Văn Hồng Thiện, Hứa Hoàng Thái, Lý Cẩm Nhung, Huỳnh Thu Hạnh, Nguyễn Việt Bách, Nguyễn Quang Long. Trong bài nghiên cứu này, các điều kiện tối ưu được thực hiện là: tỉ lệ dịch chiết chanh và HAuCl4 là 1:1, thời gian phản ứng là 45 phút, nhiệt độ tối ưu là 65 oC. Kết quả khảo sát sự hình thành nano vàng được đánh giá qua các phương pháp FTIR, TEM, imageJ và UV – VIS. Kết quả cho thấy hạt nano vàng được hình thành có kích thước trung bình là 13,60 ± 5,48nm nhưng tập trung vào khoảng 12nm đến 16nm[17].

Trong đề tài này, em sử dụng nano vàng làm chất xúc tác để xử lý các hợp chất hữu cơ mạch vòng trong pha khí: điển hình là benzene, toluen, ethylbenzene và xylene. Vì vàng ở dạng nano có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, hoạt tính cao cùng với khả năng oxy hóa bằng tác nhân oxy ở điều kiện thường. Giúp chúng ta chuyển hóa các hợp chất BTEX thành các hợp chất khí ít độc hoặc không độc ra môi trường.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH OXY HÓA SÂU HỢP CHẤT HỮU CƠ MẠCH VÒNG TRONG PHA KHÍ BẰNG

NANO VÀNG

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG hợp NANO VÀNG và ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH OXY hóa sâu hợp CHẤT hữu cơ MẠCH VÒNG TRONG PHA KHÍ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)