Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Công thương

Một phần của tài liệu BienBan17c (Trang 29 - 33)

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Kính thưa Quốc hội.

Tại kỳ họp này, Bộ Công thương chúng tôi đã nhận được chất vấn của 12 vị đại biểu Quốc hội và một đoàn đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại cũng như tình hình nhập siêu năm 2007, tình hình đầu tư Ngành Điện, đánh giá thực hiện chiến lược Ngành Công nghiệp ô tô, tiến độ thực hiện một số công trình quan trọng quốc gia, mặt được và chưa được sau một năm chúng ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, chất lượng xăng dầu và một số vấn đề khác.

Trước khi tiến hành Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ chúng tôi đã chuẩn bị và gửi đến Quốc hội một số ý kiến báo cáo về tiến độ thực hiện một số công trình quan trọng quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp.

Hôm nay, tại phiên họp này, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xin được báo cáo với Quốc hội về bốn nhóm vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều, cũng như được cử tri cả nước quan tâm.

Vấn đề thứ nhất, về tình hình nhập siêu năm 2007, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình hình nhập siêu.

Kính thưa Quốc hội, về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong 10 tháng năm 2007 cũng như dự báo cả năm 2007, Chính phủ đã có báo cáo tại phiên khai mạc của Quốc hội kỳ này. Có thể nói rằng trong 10 tháng vừa qua và dự báo tình hình cả năm, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Trong đó đặc biệt là về phát triển công nghiêp, về tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, về hoạt động thu hút đầu tư. Chúng tôi cho rằng đóng góp vào những kết quả chung của cả nước trong 10 tháng vừa qua cũng như trong cả năm 2007, có một trong những nguyên nhân rất quan trọng đó là hoạt động nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy và đạt được những kết quả trên, chúng tôi xin minh chứng như sau:

Để có được và để đáp ứng được sự tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu nhập khẩu cũng tăng hơn so với cùng kỳ của năm 2006, cũng sẽ tăng hơn so với ước thực hiện của năm 2007.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu cả nước theo số liệu thống kê 10 tháng đạt khoảng 47,9 tỷ đôla, tăng so với kế hoạch 30,5% so với cùng kỳ và đã đạt đến mức 90,5% kế hoạch cả năm. Trong đó khu vực kinh tế trong nước, nhập khẩu 30, 7 tỷ đôla, chiếm 64,1% và tăng 31,5%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu 17,3 tỷ đôla, chiếm 35,9% và tăng 28,6%, ước tính cả năm chúng ta sẽ nhập khẩu với tổng giá trị kim ngạch khoảng 57 tỷ đôla và như vậy tăng khoảng 27% so với thực hiện năm 2006. Giá trị nhập khẩu tăng cao và nhập siêu còn lớn, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.

Thưa với Quốc hội, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng đã báo cáo với Quốc hội đánh giá về những nguyên nhân dẫn đến tình hình này, phân tích một số tình hình và cũng có đề ra một số giải pháp. Ở góc độ Bộ Công thương chúng tôi xin được báo cáo chi tiết thêm đối với Quốc hội, chúng tôi cho rằng việc

nhập khẩu tăng cao và nhập siêu lớn trước hết là do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, chúng ta phải nhập để đầu tư, để phục vụ cho xuất khẩu.

Mặt khác nếu xét theo cơ chế nhập khẩu chúng tôi cũng cho rằng chưa có biểu hiện bất hợp lý giữa nhập cho sản xuất, cho đầu tư với nhập cho tiêu dùng. Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng, kim ngạch nhập cho tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 2 tỷ đôla so với con số mà chúng tôi đã báo cáo là 10 tháng 47,9 tỷ đôla thì nhập khẩu cho hàng tiêu dùng chỉ khoảng 2 tỷ đôla, tỷ trọng rất thấp. Ngoài ra tình hình nhập khẩu 10 tháng còn chịu sự tác động bởi việc tăng giá rất lớn của thị trường thế giới. Chúng tôi xin đơn cử hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều tăng giá so với cùng kỳ năm trước, như là giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 đôla một tấn, giá phôi thép 105 đôla một tấn, giá phân bón tăng trên 20 đôla một tấn, sợi các loại tăng 150 đôla một tấn v.v...

Báo cáo với Quốc hội chỉ tính riêng 5 mặt hàng nhập khẩu là sắt, thép, chất dẻo, xăng dầu, phân bón và sợi đã làm cho giá trị nhập khẩu tăng trên 1 tỷ đôla trong 10 tháng đầu năm. Tuy việc nhập khẩu và nhập siêu trong 10 tháng vừa qua là rất cần thiết và tương đối hợp lý, nhưng chúng tôi cũng thấy rằng, có rất nhiều hạn chế về dự báo thị trường, về dự báo nhu cầu của nền kinh tế nói chung và dự báo tác động hai chiều của việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đối với hoạt động ngoại thương nói riêng. Đây là một phần trách nhiệm của Bộ Công thương và chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành có giải pháp chủ động và tích cực hơn để giảm dần mức nhập siêu trong những tháng cuối năm 2007 cũng như từ năm 2008, nhằm đạt tới mục tiêu cân bằng xuất nhập trong một thời gian tới đây.

Chúng tôi xin báo cáo với Quốc hội một số giải pháp Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, các ngành đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để khắc phục tình trạng này. Đó là trước hết phải tiếp tục tăng cường hoạt động xuất khẩu để tiến tới cân bằng nhập khẩu. Đây được coi là giải pháp chủ yếu và là mục tiêu phải phấn đấu cho bằng được. Trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới.

Thưa với Quốc hội, cho đến giờ phút này, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta vẫn chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm, một số khoáng sản chưa qua chế biến sâu, một số sản phẩm gia công. Sắp tới đây theo chỉ đạo của Chính phủ và theo kế hoạch của Bộ Công thương cũng như phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương. Bên cạnh việc củng cố các mặt hàng chủ lực truyền thống, chúng ta cũng phải tiếp tục xây dựng và phát triển những mặt hàng mới mà chúng ta có khả năng. Ví dụ như vừa qua mặt hàng về điện tử, về máy tính điện tử, về dây cáp điện mà trước đây chúng ta chưa xuất khẩu, hoặc kim ngạch rất thấp thì trong năm 2007 chúng ta đã gia tăng được rất lớn, con số có thể lên đến khoảng 2 tỷ đô la.

Một số mặt hàng khác trong công nghiệp mà chúng ta có điều kiện, chúng ta sẽ ra tăng hàm lượng sản xuất tại trong nước để hạn chế xuất khẩu thô. Báo cáo Quốc hội, đây là một hướng để có thể tăng thêm giá trị xuất khẩu trong những năm tới.

Giải pháp thứ hai, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các loại máy móc, thiết bị, chi tiết, phụ tùng, nguyên phụ liệu để hạn chế nhập khẩu. Căn cứ theo tình hình nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu của nền kinh tế trong thời gian tới và khả năng sản xuất trong nước các nhóm mặt hàng cần được tập trung gồm có: dầu khí và sản phẩm hoá dầu, sản phẩm thép, sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện phụ tùng cho sản xuất ô tô, xe máy, nguyên phụ liệu cho dệt may, da giầy v.v...

Thưa Quốc hội, hiện nay chúng ta phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng, dầu; 60% phôi thép; 70% tân dược; 50% phân đạm; 70% nguyên phụ liệu cho dệt may. Tức là năm 2007 nếu chúng ta xuất khẩu được 7,8 tỷ đôla hàng dệt may theo ước tính thì hàng phụ liệu chúng ta cũng phải nhập khoảng trên 5 tỷ đôla, chúng ta làm ra chỉ được khoảng 30%.

Theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt đến khoảng năm 2015 với việc đưa vào hoạt động các nhà máy lọc dầu, tức là chúng ta có 3 trung tâm lọc dầu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, các dự án sản xuất phôi thép ở cả 3 miền, nhà máy phân đạm ở Cà Mau, ở Ninh Bình và kế hoạch sản xuất 1 tỷ mét vải của ngành dệt may, chúng ta sẽ cải thiện rất đáng kể việc phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm nói trên từ nước ngoài.

Giải pháp thứ ba, khẩn trương nghiên cứu xây dựng các biện pháp, các rào cản kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với các ngành, các sản phẩm phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết, nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước. Chúng tôi nói ví dụ vừa qua chúng ta đã tiến hành rất khẩn trương việc nghiên cứu và đưa ra các rào cản kỹ thuật được phép trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định quốc tế mà chúng ta là thành viên. Chẳng hạn chúng ta ban hành những tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, chúng ta tiến hành vận động các đối tác cùng thỏa thuận và đi đến ký kết về công nhận kiểm dịch động, thực vật, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng ra nhập các thị trường mới.

Về chính sách tài chính tiền tệ cũng cần phải có những cải cách để làm sao có những chính sách linh hoạt, giúp gia tăng xuất khẩu.

Cuối cùng là thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí để tiết kiệm chi phí, tiết kiệm tiêu hao định mức các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, đó cũng là một biện pháp để giảm bớt yêu cầu về nhập khẩu nguyên vật liệu.

Vấn đề thứ hai là vấn đề về cung ứng điện và vật tư ngành điện, đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều cử tri quan tâm tuy nhiên vì thời gian không cho phép chúng tôi xin báo cáo rất ngắn. Để đối phó với tình hình có khả năng sẽ không đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện trong năm 2008 và một số năm tiếp theo, trước mắt trong năm 2008 Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo ngành điện phải tập trung để có những giải pháp cụ thể. Một là phải phối hợp với

các ngành đưa các công trình, các dự án điện vào đúng tiến độ, trong đó có một số công trình thủy điện quan trọng như Thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Đại Ninh. Một số công trình nhiệt điện như tuốc bin khí hỗn hợp ở Cà Mau, tuốc bin khí hỗn hợp ở Nhơn Trạch, các nhà máy điện chạy than ở phía Bắc như nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 v.v... một số công trình có chỉ đạo của Chính phủ. Với tình hình như vậy năm 2008 chúng ta sẽ có thêm khoảng 2.000 MW. Với 2.000 MW này, nếu hoạt động ổn định thì cũng góp phần bảo đảm khả năng cung cấp điện cho cả nước trong năm 2008. Đặc biệt là trong mùa khô từ sau tết âm lịch cho đến tháng 4, tháng 5.

Biện pháp thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền để tiết kiệm việc sử dụng điện, nhất là trong sinh hoạt và trong những nhu cầu không cần thiết.

Thứ ba, Chính phủ cũng đã đôn đốc ngành điện và các ngành có liên quan phải tìm mọi biện pháp để giảm thiểu tổn thất điện năng trên các khâu như: khâu truyền tải, khâu phân phối. Nếu chúng ta giảm được tổn thất này thì cũng có thể tiết kiệm được một tỷ lệ đáng kể, phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt.

Về lâu dài, dự báo trước nhu cầu mỗi một năm nếu chúng ta tăng trưởng kinh tế khoảng 9% thì nhu cầu điện phải tăng khoảng 15% - 16%, thậm chí 18%. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quy hoạch điện giai đoạn 6 (gọi là Tổng sơ đồ 6) cho giai đoạn 2006 - 2015 và có tầm nhìn đến năm 2025. Với quy hoạch này thì giai đoạn 2006 - 2015 chúng ta sẽ đưa vào xây dựng thêm khoảng 48.000 MW công suất điện mới. Và giai đoạn 2016 - 2025 sẽ đưa vào khoảng 112.000 MW công suất điện mới . Nếu tất cả các công trình đáp ứng được tiến độ, mục tiêu như là Tổng sơ đồ 6 đã quy định, chúng tôi cho rằng tình hình điện của chúng ta trong giai đoạn cho đến năm 2016 đó sẽ tiếp tục...

Cuối cùng, về vấn đề thực hiện chiến lược và quy hoạch ô tô. Vừa qua cũng có một số đại biểu, một số cử tri và kể cả dư luận cũng có nêu vấn đề này. Trong Báo cáo của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng đã đề cập đến khía cạnh về thuế, về một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn và thực hiện quy hoạch có chiến lược. Ở đây chúng tôi xin báo cáo với Quốc hội về vấn đề kỹ thuật.

Báo cáo với Quốc hội, ngày 3-12-2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 175 phê duyệt chiến lược phát triển Ngành Công nghiệp ô tô đến năm 2010 và có tầm nhìn đến năm 2020. Sau đó, ngày 5-10-2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 177 phê duyệt quy hoạch phát triển Ngành Công nghiệp ô tô ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tôi xin nói rõ tinh thần của quy hoạch như sau: trong quy hoạch và trong quyết định đã nêu rõ quan điểm của Nhà nước là ưu tiên cho phát triển xe tải, xe buýt và xe chuyên dùng. Còn xe ô tô du lịch cao cấp, tức là chúng ta vẫn gọi là xe 4 chỗ, thì mức độ không được ưu tiên bằng xe tải, xe buýt và xe chuyên dùng.

Vừa qua, ý kiến phản ảnh nhiều về việc thực hiện nội địa hóa hay là mức độ thành công của quy hoạch này, nhưng nhằm nhiều vào loại xe gọi là xe du lịch cao cấp, chứ còn xe tải, xe buýt, xe chuyên dùng thì ít có ý kiến.

Chúng tôi xin báo cáo Quốc hội như sau: Trong quy hoạch và trong chiến lược đã nêu rất rõ, đối với xe buýt, xe khách và xe tải mục tiêu đặt ra là đáp ứng

khoảng 40-50% nhu cầu trong nước và tỷ lệ nội địa hóa là 40% vào năm 2005. Đáp ứng được 80% nhu cầu trong nước và tỷ lệ nội địa hóa là 60% vào năm 2006. Thưa với Quốc hội, cho đến năm 2007 thì số lượng xe khách, xe buýt do doanh nghiệp của chúng ta sản xuất đã đáp ứng được khoản 80% nhu cầu của thị trường, với tỷ lệ nội địa hóa đạt đến 50%.

Tôi xin phép được dừng ở đây và tiếp thu ý kiến và trả lời các câu hỏi của các đại biểu của Quốc hội.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.

Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội

Vì thời gian còn ít và trước khi bắt đầu thì chúng tôi đã trao đổi với Bộ trưởng là Bộ trưởng nói độ khoảng 10-15 phút thôi.

Thực ra nói là 4 vấn đề, nhưng nó tập trung vào một vấn đề là nhập siêu một số mặt hàng trong thời gian vừa qua: xăng dầu, điện, ô tô hay là lĩnh vực thương mại. Nếu có thể thì lĩnh vực công nghiệp có xây dựng các nhà máy điện đang chậm, với ý kiến thắc mắc tại sao điện của ta thế mà cứ đi mua của bên ngoài? Báo cáo thì đến 11 trang, không cần phải đọc lại. Xin phép các vị đại biểu Quốc hội tập trung vào một, hai vấn đề đó để các vị nêu câu hỏi. Trước hết xin mời đại biểu Vũ Hoàng Hà (Bình Định) nêu câu hỏi rất ngắn thôi, sau đó xin mời đại biểu Lê

Một phần của tài liệu BienBan17c (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w