La Ngọc Thoáng Cao Bằng

Một phần của tài liệu BienBan31-10c (Trang 25 - 27)

Kính thưa Quốc hội,

Về cơ bản tôi đồng tình với Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của Chính phủ. Năm 2013 tuy còn ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới trong nước còn không ít khó khăn nhưng tình hình kinh tế đất nước đã có khởi sắc, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Điều đó khẳng định sự nỗ lực cố gắng của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội. 2 năm liền ta giữ được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất, an sinh xã hội được đảm bảo đây là tiền đề quan trọng để chúng ta thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo là khôi phục sản xuất, phục hồi tăng trưởng, từng bước đưa nước ta ra khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay.

Tôi xin đi vào một số vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động của ngân hàng đạt được một số kết quả đáng được ghi nhận. Đó là điều hành chính sách tiền tệ là điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Điều cơ bản nhất là sự đóng góp của ngân hàng là vừa kiểm soát lạm phát, vừa lo tăng trưởng đồng thời tìm mọi cách phải ổn định được tỷ giá, bộ ba bất khả thi. Đây là điều hết sức trân trọng.

Điều khẳng định là nền kinh tế không thể vực dậy được nếu chỉ dựa vào chính sách tiền tệ và thiếu đi các chính sách đồng bộ khác. Vì vậy, chính sách tiền tệ đang phải thực hiện nhiều giải pháp thay cho chính sách tài khóa như triển khai gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở, tái cấp vốn hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu, thông qua công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, triển khai nhiều chương trình cho vay hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, chưa kể đến phải hỗ trợ cho ngân sách nhà nước. Ngân hàng đã triển khai quyết liệt nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường từ việc liên tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp vay vốn, đồng thời nỗ lực cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đặc biệt các nạn yếu kém, xử lý nợ xấu nhằm khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế.

Trong hai năm gần đây tín dụng tăng trưởng thấp hơn so với những năm trước nhưng vẫn đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý cho thấy hiệu quả và chất lượng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã được nâng cao. So với việc đó mới được nhen nhóm nhưng đã khẳng định sự điều hành chính sách tiền tệ là có hiệu quả và có tác dụng lan tỏa đến nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, công tác điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế.

Thứ nhất, các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ nói riêng theo hướng tập trung kiềm chế lạm phát có sự đánh đổi với sự tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn khó khăn, tăng trưởng kinh tế chủ yếu tăng từ xuất khẩu, trong khi đó cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua còn yếu, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn nên vòng vốn tín dụng chưa được thông suốt.

Thứ ba, về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, hiện nay còn khó khăn, vướng mắc như khuôn khổ pháp lý cơ cấu lại tổ chức tín dụng chưa được hoàn thiện. Việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp còn chậm, năng lực tài chính, khả năng tài trợ của doanh nghiệp còn thấp.

Vấn đề thứ hai, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được quan tâm đánh giá. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì quyền tự do kinh doanh phải gắn liền với đạo đức và trách nhiệm xã hội, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều vụ việc ngược lại, các nhà mạng bắt tay nhau tăng cước 3G, nhập lậu các thực phẩm mất an toàn, không rõ nguồn gốc, việc hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm ở các tỉnh, các thành phố trong cả nước. Vụ chôn chất thải độc hại tại Thanh Hóa, xả trộn chất thải ra cống thoát nước công cộng sông Hậu của một số công ty. Bán thuốc bảo vệ cực độc cho người tiêu dùng, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được kiểm soát triệt để.

Theo thống kê của Bệnh viện K những năm gần đây bệnh ung thư có xu hướng tăng, 80% ca mới do nguyên nhân ô nhiễm môi trường hoặc thực phẩm độc hại và rất nhiều vụ việc bức xúc khác. Điều đó cho thấy một bộ phận không nhỏ cá nhân, tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận bất chấp pháp luật, tình trạng sức khỏe, tài sản của cộng đồng. Từ đây ta thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân

chính là đối tượng chịu thiệt hại về kinh tế, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín các thương hiệu chính của sản phẩm, của người sản xuất kinh doanh chân chính, làm mất lòng tin với người tiêu dùng, hơn nữa kỷ cương pháp luật không được thực thi nghiêm minh. Nhà nước mất thu thuế, môi trường bị xâm hại. Đó là những tác hại rất to lớn trong xã hội. Từ những dẫn chứng trên cho thấy hành lang pháp lý đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn nhiều khiếm khuyết.

Đơn cử như Luật bảo vệ người tiêu dùng đã có hiệu lực 2 năm nhưng tôi đi vào nhận thức các hành vi người tiêu dùng gửi đến các cơ quan có trách nhiệm hoàn tất chủ yếu giải quyết thông qua hòa giải, ít ràng buộc về pháp lý. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc doanh nghiệp hàng hóa dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu. Điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên sau 2 năm thực hiện Cục quản lý cạnh tranh nhận được 138 hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp mà chỉ có 66 hồ sơ được chấp thuận. Như vậy còn hàng nghìn trường hợp doanh nghiệp khác không tiến hành đăng ký hợp đồng nhưng không bị xử lý.

Một bất cập nữa là chưa được cơ quan quản lý nhà nào trực tiếp đứng ra chỉnh lý các trường hợp khiếu kiện của người tiêu dùng. Đây là nhận định tại hội thảo nhìn lại sau 2 năm triển khai Luật bảo vệ người tiêu dùng do VCI và cục cạnh tranh tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tóm lại sau 2 năm triển khai Luật bảo vệ người tiêu dùng thì người tiêu dùng vẫn phải tự bảo vệ mình là chính. Từ những vấn đề trên tôi đề nghị một số giải pháp kiến nghị đối với điều hành chính sách tiền tệ vào hoạt động ngân hàng.

Để thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng hợp lý bên cạnh chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác. Các ngân hàng thương mại thực hiện đúng chức năng vốn có của nó. Hoạt động theo cơ chế thị trường với sự giám sát của ngân hàng, nhà nước. Đây là kênh phân luồng hợp lý hiệu quả, để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh và quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong đó tập trung vào các ngân hàng thương mại. Chính phủ tăng cường giải pháp tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tài chính. Đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Cùng với tăng trưởng tín dụng được xử lý hài hòa, bài toán ngân sách và đầu tư. Đặc biệt là cần tập trung vào các quyền lực, chương trình trọng điểm để tạo ra sự lan tỏa. xin cám on Quốc hội.

Nghỉ giải lao.

Một phần của tài liệu BienBan31-10c (Trang 25 - 27)