BÀI 26 HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu c8f9adb19e6b08d74cc2b5a72941941ade_cuong_on_tap_sinh_12 (Trang 49 - 50)

D. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định

BÀI 26 HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠ

Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 2: Tiến hoá lớn là quá trình hình thành

A. loài mới. B. các nhóm phân loại trên loài.

C. nòi mới . A. các cá thể thích nghi nhất.

Câu 3: Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hoá khác là: A. định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ.

B. làm thay đổi nhanh chóng tần số của các alen theo hướng xác định. C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.

D. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.

Câu 4: Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

A. đột biến, CLTN B. các yếu tố ngẫu nhiên.

C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 5: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là:

A. đột biến. B. di - nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. CLTN.

Câu 6: Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số alen thuộc một gen của quần thể là:

A. đột biến. B. CLTN. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 7: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:

A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến gen. D. đột biến NST.

Câu 8: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố tiến hoá nào có hướng xác định?

A. Đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên. B. Di - nhập gen.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 9: Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá là:

A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến gen. D. đột biến số lượng NST.

Câu 10: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:

A. cá thể. B. quần thể. C. loài D. nòi sinh thái.

Câu 11: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:

A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.

C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội.

Câu 12: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là:

A. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. B. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên.

C. giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen. D. đột biến, di - nhập gen.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về CLTN là không đúng?

A. Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C. CLTN làm cho tần số của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

D. CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

Câu 14: Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là:

A. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. B. làm cho tần số của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

Câu 15: Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là: A. cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

B. cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.

C. tần số đột biến của vốn gen khá lớn.

D. tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

Câu 16 : Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là:

A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.

C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội.

A. làm biến đổi tần số các alen của quần thể. B. thành phần kiểu gen của quần thể. C. tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. D. thay đổi vốn gen của quần thể.

Câu 18: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là

A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.

C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.

Câu 19: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là

A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp. B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các len, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.

D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thnàh nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.

Câu 20: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là

A. đột biến. B. di nhập gen.

C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly.

Câu 21: Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả? A. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

B. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.

D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.

Câu 22: Theo Di truyền học hiện đại vai trò chủ yếu của chọn lọc cá thể là A. hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể. B. làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong quần thể.

C. làm tăng tỉ lệ những kiểu gen thích nghi nhất trong nội bộ loài. D. làm tăng số lượng loài giữa các quần xã.

Câu 23: Đa số đột biến là có hại vì:

A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.

B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.

C. làm mất đi nhiều gen.

D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.

Một phần của tài liệu c8f9adb19e6b08d74cc2b5a72941941ade_cuong_on_tap_sinh_12 (Trang 49 - 50)