Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai năm 2017

Một phần của tài liệu BCTM_KH2017TAMDUONG_IN.1.07.17 (Trang 48 - 53)

8.1. Căn cứ pháp lý để ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai

Việc tính toán các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Tam Dương được dựa trên các căn cứ chính sau:

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2004 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Quyết định 61/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 05 năm 2015-2019;

- Phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Tam Dương.

8.2. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai

a. Dự kiến các khoản thu: Bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các loại thuế liên quan đến đất đai.

b. Dự kiến các khoản chi: Bao gồm chi cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

8.3. Ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai

a. Phương pháp tính:

* Đối với các khoản thu:

- Thu tiền giao đất ở tại đô thị khu vực huyện Tam Dương: Tính bình quân 2.000.000 đ/m2.

- Thu tiền giao đất ở tại nông thôn khu vực huyện Tam Dương: Tính bình quân 1.000.000 đ/m2.

- Thu tiền khi giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Tính bình quân bằng 60% đất ở liền kề: 600.000 đ/m2.

- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm: tính bình quân 60.000 đ/m2.

- Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp: tính bình quân 24.000 đ/m2 - Chi bồi thường khi thu hồi ở tại đô thị và ở nông thôn: được tính bình quân tương đương với đơn giá khi giao đất ở tại đô thị và giao đất ở nông thôn.

- Chi bồi thường công trình kiến trúc, hoa màu cây cối khoảng 20% tổng chi. b. Kết quả tính toán và cân đối thu chi từ đất:

Bảng 03: Kết quả tính toán và cân đối thu chi từ đất huyện Tam Dương

STT Hạng mục Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (triệu đồng) I Các khoản thu 505.236,0

1 Thu tiền khi giao đất ở đô thị bình quân 14,34 2.000.000 28.680,0

2 Thu tiền khi giao đất ở nông thôn bình

quân 127,92 1.000.000 127.920,0

3

Thu tiền khi giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

581,06 600.000 348.636,0

II Các khoản chi 71.212,6

1

Chi bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm

567,90 60.000 34.074,0 2 Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm

nghiệp 332,91 24.000 7.989,8

3 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở tại đô thị 0,73 2.000.000 1.460,0

4 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở tại nông

thôn 15,82 1.000.000 15.820,0

5 Chi bồi thường công trình kiến trúc, hoa màu cây cối

20% tổng

chi 11.868,8

Cân đối thu - chi (I-II) 434.023,4

Trên đây là dự kiến thu chi giả định dựa trên khung giá và các Văn bản hướng dẫn hiện hành tại thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất. Thu chi thực tế sẽ phụ thuộc vào thời điểm triển khai dự án ở thời điểm nào thì trên cơ sở hướng dẫn áp dụng đơn giá, khung giá và giá cả thị trường cụ thể tại thời điểm đó cũng cho từng dự án cụ thể.

PHẦN IV

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

- Sử dụng đất cho các dự án phải có phương án bảo vệ môi trường, cải tạo lớp đất mặt, hoàn trả hiện trạng mặt đất sau khi kết thúc dự án, nhất là các khu khai thác vật liệu xây dựng;

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả đi đôi với phát triển bền vững;

- Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân trong quá trình sử dụng đất;

- Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị đảm bảo chất thải được xử lý trước khi thải ra môi trường;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường để có thông tin kiểm soát, đánh giá chính xác và kịp thời mức độ ô nhiễm môi trường.

2. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất

* Giải pháp về tổ chức thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được UBND tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất của huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện và công bố công khai nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường và việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Xác định ranh giới trên bản đồ và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Quản lý chặt chẽ, giám sát thường xuyên việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác, đặc biệt là đất phi nông nghiệp.

Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp và phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã được duyệt.

* Giải pháp về chính sách

- Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi như: Cho thuê đất, giao đất thông thoáng, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư…

để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

- Điều chỉnh các chính sách có liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, ít có các trường hợp kiến nghị của người dân. Điều chỉnh đơn giá bồi thường sát với giá thị trường, chuẩn bị trước quỹ đất tái định cư.

- Chính sách đối với đất lúa:

+ Chính sách hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa: khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích; hỗ trợ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản lúa và khâu tiêu thụ lúa.

+ Xây dựng chế tài trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa, nhằm xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Chính sách bảo vệ và phát triển rừng:

+ Tạo điều kiện cho chủ rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật.

- Chính sách đất đai đối với phát triển công nghiệp:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp ở các vùng trung du, miền núi.

+ Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng lên vùng miền núi nhằm từng bước thu hút phát triển công nghiệp, để hạn chế việc phát triển công nghiệp lấy vào diện tích đất trồng lúa.

- Chính sách đối với phát triển hạ tầng:

+ Cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển,xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Có các giải pháp và chính sách cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

+ Có chính sách đầu tư hạ tầng đối với quỹ đất ít có khả năng nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và phát triển khu dân cư mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

* Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư

- Thực hiện các chính sách ưu đãi để tạo sức thu hút phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, du lịch; có chính sách bồi thường, hỗ trợ linh hoạt đối với các trường hợp thu hồi đất; ưu tiên dành quỹ đất tái định cư để bố trí cho các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất; đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu tái định cư nhằm ổn định đời sống của nhân dân.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất

nông nghiệp; tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình nông dân;

- Tăng cường thực hiện việc đấu giá đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhằm tăng thu ngân sách từ đất, khuyến khích đầu tư phát triển vào những lĩnh vực thế mạnh của huyện theo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

* Về khoa học kỹ thuật và công nghệ

- Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng công tác dự báo, sự tham gia phản biện khoa học trong và ngoài ngành nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế.

- Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp để thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của huyện nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất, tránh làm thoái hóa đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo phát triển bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Tam Dương được xây dựng trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của huyện đã được phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thực tế của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện. Các thông tin và nhu cầu sử dụng đất đã thu thập được điều tra, khảo sát trên thực địa đến từng công trình và được cân đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong cùng giai đoạn kế hoạch nên các chỉ tiêu Kế hoạch sử dụng đất hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, khoa học, có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận sau:

1.1. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất năm 2016, huyện Tam Dương có tổng diện tích tự nhiên là 10.825,08 ha, trong đó đất nông nghiệp là 7.813,12 ha chiếm 72,18% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 2.978,63 ha chiếm 27,60% tổng diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng là 24,33 ha chiếm 0,22% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đến cuối năm 2017, huyện Tam Dương có tổng diện tích tự nhiên là 10.825,08 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.848,16 ha chiếm 63,26% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 3.955,40 ha chiếm 36,54% tổng diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng là 21,52 ha chiếm 0,20% tổng diện tích đất tự nhiên.

Như vậy về xu hướng sử dụng đất của huyện sẽ là giảm tỷ lệ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất hạ tầng cơ sở và đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất ở tại nông thôn, đô thị). Điều này mang lại những lợi ích thiết thực cho xã như góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai, tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân, từng bước phát triển, nâng cao trình độ dân trí, tạo việc làm cho đội ngũ lao động trong huyện và tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội... phát triển các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, căm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như các công tác xã hội khác.

1.2. Kinh tế của huyện Tam Dương đang có chuyển hướng tích cực theo hướng công nghiệp hóa.

1.3. Tam Dương có tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên lớn nhưng chưa được khai thác sử dụng hợp lý và triệt để. Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, lao động nông thôn còn thiếu việc làm, nên thu nhập bình quân trên một nhân khẩu thấp.

2. Kiến nghị

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc sớm xem xét phê duyệt kế hoạch sử dụng năm 2017 của huyện để có căn cứ tổ chức thực hiện, nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu BCTM_KH2017TAMDUONG_IN.1.07.17 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w