1. Nguyên nhân thắng lợi
a. Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo. Phương pháp đấu tranh linh hoạt.
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng lãnh đạo, truyền thống đó được phát huy cao độ trở thành sức mạnh của cả dân tộc.
+ Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đã làm tốt nghĩa vụ hậu phương đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.
b. Nguyên nhân khách quan:
- Tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
- Được sự giúp đỡ to lớn có hiệu quả của các nước XHCN anh em, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc … trong cuộc kháng chiến.
- Được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình, dân chủ tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ …
2. Ý nghĩa lịch sửa. Đối với dân tộc ta: a. Đối với dân tộc ta:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà.
- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội.
b. Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
- Cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
BÀI 24 : VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU
THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1975I.Tình hình 2 miền Nam-Bắc sau 1975 I.Tình hình 2 miền Nam-Bắc sau 1975
Đại thắng mùa xuân 1975Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi – Miền nam hoàn toàn giải phóng. Tuy nghiên sau chiến tranh tình hình 2 miền có những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi: - Công cuộc xây dựng CNXH ở MB 1954-1975 đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất và cả nước đi lên CNXH.
* Khó khăn:
- Miền Bắc : bị tàn phá nặng nề do chiến tranh phá hoại của Mỹ. - Miền Nam :
+ Chính trị : chính quyền Sài Gòn ở địa phương vẫn tồn tại. + Xã hội : còn tồn tại nhiều di hại của xã hội cũ
+ Kinh tế : nhỏ bé, phân tán và lệ thuộc, ruộng đất bỏ hoang, CN thất nghiệp...
II.Khắc phục hậu quả chiến tranh,khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở 2 miền
- Ở miền Bắc :
+ Diện tích trồng trọt tăng, nhiều công trình được xây dựng, các sản phẩm quan trọng đạt và vượt mức trước chiến tranh.
+ Hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với Lào, Campuchia.
- Ở miền Nam :
+ Chính trị : hoàn thành công cuộc tiếp quản, thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thế quần chúng vùng mới giải phóng và các thành phố lớn.
+ Xã hội : Kêu gọi tất cả những việc làm việc trong bộ máy chính quyền cũ ra trình diện, giúp đồng bào hồi hương và có công ăn việc làm.
+ Kinh tế : Tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, ban hành tiền mới, thời khôi phục lại sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế: được tiến hành ổn định ngay từ ngày đầu giải phóng.
III.Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ( 1975-1976)
- Hội nghị 24 của ban chấp hành TW Đảng ( 9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước “ thống nhất…dân tộc VN”
- Quá trình thực hiện thống nhất:
- 15-21/11/1975 tại SG hai đoàn đại biểu nhất trí chủ trương biện pháp thống nhất đất nước. - 25/4/1976 Tổng tuyển cử quốc hội trong cả nước, bầu ra 492 đại biểu
- 24/6- 3/7/1976 Quốc hội khóa VI của nước VN thống nhất họp kì đầu tiên tại HN đã thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của nước ta quy định :
+ Tên nước : CHXHVN Việt Nam (2/7/1976)
+ Quốc huy mang dòng chữ CHXHCN VN, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến Quân Ca + Thủ đô là Hà Nội
+ Đổi tên Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh
+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCN VN, bầu ban dự thảo hiến pháp. - 18/12/1976: hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được quốc hội thông qua
* Ý Nghĩa: Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam (tạo những điều kiện thuận lợi về chính trị, khả năng bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế, việc thống nhất đất nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.
Bài 25: VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 1976-1986 I.Đất nước bước đầu đi lên CNXH ( 1976-1986)
1.Cách mạng Việt Nam chuyển sang cách mạng CNXH
_ Đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất về nhà nước chuyển cách mạng cả nước sang CMXHCN.
2.Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976-1980
_ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (14-20/12/1976) đã đề ra đường lối xây dựng CNXH trong cả nước. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980)
+ Nhiệm vụ: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
+ Mục tiêu: xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, hình thành cơ cấu kinh tế mới, phát triển công, nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân….
+ Thành tựu: diện tích nông nghiệp tăng 2 triệu ha, nhiều nhà máy được xây dựng, giao thông vận tải được khôi phục và phát triển ….
+ Hạn chế: KT vẫn còn mất cân đối lớn… tiêu cực (SGK-205)
3.Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985)
_ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V từ 27-31/3/1982 khẳng định tiếp tục đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước, cụ thể hóa cho từng giai đoạn.
+ Nhiệm vụ: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
+ Mục tiêu: sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN, ổn định kinh tế xã hội, khắc phục sự mất cân đối của nền kinh tế.
+ Thành tựu: nông nghiệp tăng 4,9% , công nghiệp tăng 9,5% so với trước, thu nhập quốc dân tăng 6,4%, áp dụng KHKT vào sản xuất, xây dựng được hàng trăm công trình….
+ Khó khăn, yếu kém :
Chưa đạt được mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội
+ Nguyên nhân: sai lầm khuyết điểm trong quản lý và lãnh đạo chậm được khắc phục
II.Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975-1979)
* Bảo vệ biên giới Tây Nam: tập đoàn Khơme Đỏ do PonPot cầm đầu đã tiến hành khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ nước ta từ Tây Ninh – Hà Tiên. Trước tình hình đó buộc ta phải đưa quân sang CPC chiến đấu kết hợp với nhân dân CPC , ngày 7 -1- 1979 khơme đỏ bị lật đổ, PhnomPenh được giải phóng.
* Bảo vệ biên giới phía Bắc
_ 17/2/1979 Trung Quốc huy động 32 sư đoàn tiến công dọc biên giới phía Bắc từ Móng Cái ( Quảng Ninh) – Phong Thổ ( Lai Châu)
_ Nhân dân ta ở 6 tỉnh biên giới đã chiến đấu anh dũng 18/3/1979 quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.
BÀI 26 : ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH 1986-2000I.Đường lối đổi mới đất nước của Đảng I.Đường lối đổi mới đất nước của Đảng
1.Hoàn cảnh lịch sử