linh hướng CĐ LCTX hạt Xóm Mới
Xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Thánh quan thầy, tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên Đức Hồng Y và Quý Cha.
Gioan Long Vân,
Giáo xứ Nhân Hòa
Mỗi chiều đi lễ đến bên hông phải nhà thờ giáo xứ Nhân Hòa, tôi nhìn thấy những dãy bàn bày biện bán “đồ nhậu” trên via hè. Những thực khách ngồi nhậu đủ mọi lứa tuổi, có cả những thiếu nữ mặc đồng phục công ty. Hẳn là chiều chiều họ tìm đến quán bình dân này để vui vẻ, trò chuyện với nhau bên ly bia, dĩa mồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những thực khách lớn tuổi rảnh rỗi hú hí nhau đến đây tâm sự chuyện ta, chuyện người. Thinh thoảng tôi bắt gặp một vài người quen, có cả người Công giáo, cũng đến đây vui thú. Họ chào tôi, tôi chào họ và đi bộ tiếp khoảng hơn mười bước là vào cổng nhà thờ. Quán via hè này mỗi chiều
mở bán trùng với thời điểm nhà thờ Nhân Hòa rung chuông báo giờ lễ chiều.
Tôi bước vào bên trong nhà thờ, bắt đầu hiệp thông với cộng đoàn dân Chúa đọc kinh, lần hạt lúc 5 giờ và tham dự thánh lễ lúc 5g30. Cộng đoàn dân Chúa mỗi chiều đến nhà thờ giáo xứ Nhân Hòa cũng đủ mọi lứa tuổi. Họ tìm đến đây, nghiêm trang quây quần trước bàn thờ Chúa, trước hình tượng Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse để cầu nguyện qua lời kinh, tiếng hát. Họ hân hoan cùng nhau tham dự vào bàn Tiệc Thánh, cùng nhau chia sẻ Bánh Thánh giúp họ thoải mái tâm tư đời này và hạnh phúc viên mãn đời sau. Họ đến đây để lắng nghe lời Chúa, bởi họ tin lời Chúa dạy:
“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4).
Những tín hữu Công giáo đến nhà thờ Nhân Hòa tham dự Thánh lễ và lắng nghe Lời Chúa. Họ lắng nghe và thực hành Phúc Âm, xác tín rằng người ta sống không chi nhờ những thức ăn, thức uống trần tục no thỏa tạm thời, mang đến những khuây khỏa chốc lát, những niềm vui hời hợt, như thể trên các bàn nhậu quán via hè bên ngoài nhà thờ. Họ tin trên đời còn có những món ăn, thức uống thần thiêng qúy giá không phải dùng tiền bạc vật chất trao đổi mà là món quà tặng vô giá Thiên Chúa trao ban nhưng không cho nhân loại. Thần lương đó chính là Lời Chúa, là Mình Máu Chúa, họ đón nhận mỗi lần vào bên trong nhà thờ tham dự bàn tiệc Thánh. Lắng nghe Phúc Âm, người tín hữu giáo xứ Nhân Hòa cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa thật cao vời khôn ví. Bởi thương xót nhân loại đang trầm luân khổ ải, Thiên Chúa Cha đã phái Thiên Chúa Con là Đúc Giêsu Kitô xuống thế làm người cứu chuộc thiên hạ. Và trong “bữa tiệc ly” ngồi cùng các môn đệ, trước giờ ra pháp trường thọ án tử hình, với nỗi khắc khoải, lưu luyến, xót thương những người con bơ vơ ở lại dương thế, Chúa Giêsu đã biến hóa bánh và rượu thành Mình và Máu của Ngài, trở thành Thần lương, Thánh dược nuôi dưỡng và cứu chữa cuộc sống tâm linh của con cái Ngài.
Bên trong nhà thờ Nhân Hòa, quỳ trước mặt tôi vài hàng ở dãy ghế bên phải có một thanh niên độ hơn 30 tuổi. Anh
mặc đồng phục công nhân, chiếc túi sac để dưới. Cũng trước mặt tôi vài hàng ở dãy ghế bên trái, có một thiếu phụ khoảng 40 tuổi, trưng diện chải chuốt. Tôi không biết họ xuất thân từ đâu? Nhà ở địa chi nào? Chi biết họ chiều chiều trang trọng bước vào nhà thờ Nhân Hòa, hợp lòng, hợp ý với cộng đoàn dân Chúa, sốt sắng đọc kinh, tham dự Thánh Lễ. Tôi chợt nghĩ chàng thanh niên này, người thiếu phụ kia, cũng như bao nhiêu tín hữu khác đang ngồi bên
trong nhà thờ, tất cả họ “đã biết chọn phần tốt nhất và
sẽ không bị lấy đi” (Lc 10, 42). Đó là ngồi nghe cha chủ
tế giảng giải Lời Chúa. Như thể xưa kia cô em Maria “cứ
ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy” (Lc 10,
39), không như cô chị Matta “tất bật phục vụ” (Lc 10, 40)
lo ăn, lo uống cho Ngài.
Sau mỗi lễ chiều thứ Năm, tôi ở lại chầu Mình Thánh Chúa. Lòng tôi rung động mỗi lần hòa cùng cộng đoàn dân
Chúa hát bài: “Ta là bánh hằng sống, là bánh ban
xuống bởi trời. Ta là bánh trường sinh, ai ăn sẽ sống muôn đời. Đây Mình Ta chính là của ăn, và Máu Ta thật là của uống. Người ăn bánh này không còn đói khát chi! Người uống máu này sẽ được trường sinh…”. (Bài thánh ca lấy cảm hứng từ một đoạn Tin Mừng của thánh sử Gioan). Người tín hữu giáo xứ Nhân Hòa tin và thực hành Phúc Âm. Họ đi qua quán nhậu trên via hè bên hông nhà thờ. Không để lòng trí bị cám dỗ bởi những cuộc vui phù phiếm, chóng tàn. Họ bước vào bên trong nhà thờ, đi tìm niềm vui đích thực, niềm khuây khỏa trọn vẹn, cơn no say vĩnh cữu sau một ngày lao lung, vật vã rã rời thể xác hoặc đang trĩu nặng gánh âu lo bào mòn tâm can. Họ tìm
đến Chúa bởi chính Ngài đã ân cần căn dặn họ: “Tất cả
những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách củaTôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ dược nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Tôi êm ái, và gánh Tôi nhẹ nhàng” (Mt 11, 28-30).
Trước khi ra về, tôi cùng nhiều tín hữu đến trước tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu trong khuôn viên nhà thờ, lâm râm
khấn 10 lời nguyện Thánh Tâm được khắc ghi trên một tấm bảng bằng đá:
01. Trong mọi nhu cầu, xin cho con đến cùng Chúa, tin tưởng khiêm nhường và thưa với Chúa rằng: lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin giúp đỡ con.
02. Trong những lúc con do dự, phân vân và bị cám dỗ: lạy Thánh Tâm…
03. Trong những giờ cô đơn, mỏi mệt và thử thách: lạy Thánh Tâm…
04. Lúc các chương trình và mơ ước của con đều thất bại, lúc con tuyệt vọng, khốn khổ, ưu sầu: lạy Thánh Tâm…
05. Lúc những kẻ ruồng bỏ con, và chi ơn Chúa mới hỗ trợ con: lạy Thánh Tâm…
06. Lúc con tự ý phó mình cho tình yêu dịu ngọt của Chúa, là Cha và là Đấng Cứu Chuộc: lạy Thánh Tâm…
07. Lúc tâm hồn con buồn phiển, chán nản, nhận thấy các nỗ lực của con không ích lợi gì: lạy Thánh Tâm…
08. Lúc con cảm thấy bồn chồn, và thánh giá của con làm con bứt rứt: lạy Thánh Tâm…
09. Lúc con đau yếu, trí óc và đôi tay con không làm được việc gì, và con bị cô độc, lẻ loi: lạy Thánh Tâm…
10. Luôn luôn, mặc dầu những yếu đuối sa ngã và mọi thiếu sót của con: lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin giúp đỡ con. Amen.
Maria Mỹ Ánh
GX Hòa Bình
Đức Giêsu bảo: “Thôi đừng giữ Thầy lại...” (Ga 20, 17a)
Với suy nghĩ bình thường của mọi người chết là hết. “Tro
Chết thì phải thấy xác và mang đi chôn, hỏa táng. Mồ yên mả đẹp hoặc an nghi nơi để hài cốt, ngày ngày nhang khói kinh nguyện.
Chết, không thấy xác như ngôi mộ trống của Chúa Giêsu là một sự lạ lùng... Rồi khi biết Thầy đã sống lại thì muốn giữ Thầy cho thế gian, giữ lại cho mình, để ngày ngày lại thấy Thầy rao giảng, lo cơm nước tươm tất cho Thầy như trước đây. Thế cái chết của Thầy có ý nghĩa gì? cũng như bao nhiêu người trước và sau Thầy.
Sống lại sau cái chết, là một việc lạ lùng thứ hai vượt trên khả năng của con người. Việc này có ý nghĩa gì? Chi có Chúa mới làm được. Những lời của Người, giáo lý của Người và Con Người của Người bàng bạc qua mọi thời đại, là nguồn sống, niềm tin và hy vọng cho hàng triệu triệu con người.
Giữ Thầy lại vì quá yêu Thầy, muốn giữ Thầy cho riêng mình. Yêu Thầy theo kiểu thế gian yêu. Muốn “chiếm hữu“ cho riêng mình. Một thứ tình yêu vị ki. Còn tình yêu của Thầy không dành riêng cho ai, nhưng ai cũng có phần. Thầy
“biết“ từng con chiên của mình như Cha Thầy “biết“ Thầy.
“Những gì Thầy biết nơi Cha Thầy thì Thầy đã cho anh em biết“, Chúa Giêsu không giữ lại gì cho riêng mình. Giữ Thầy lại thế gian là cắt đứt nguồn mạch tình yêu từ Cha Thầy –
Thầy – và những người thuộc về Thầy. “Thầy lên cùng Cha
của Thầy, cũng là Cha của anh em. Thầy lên cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em“ (Ga 20, 17b).
Còn chúng ta đã nhìn tình yêu của Chúa qua cái nhìn của
thế gian. “Ông Gioan nói với Chúa Giêsu: ‘Thưa Thầy,
chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta‘ (Mc
9, 38). Nhưng Chúa nói với ông: “Ai không chống lại chúng
ta là ủng hộ chúng ta“ (Mc 9, 40). Chúng ta có cái nhìn của ông Gioan. Chi giao hảo với người cùng chung phe nhóm với mình. Ai chống đối mình, nghịch lại với mình, không thuận theo ý mình, không chơi với mình thì mình cũng như
ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có
muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?“ (Lc 9, 54). May thay, ta không thể khiến được lửa từ trời xuống, nếu không chắc thế giới này chi còn là đống tro tàn...
Ông Gioan sau thời gian theo Chúa, học hỏi ở Người bài
học về tình yêu, để sau đó ông đã nói: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu
mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối“ (1Ga 4, 20a).
Tình yêu Chúa còn mở rộng hơn nữa “Nếu anh em yêu
thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa?“ (Lc
6, 32), mà phải “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh
em“ (Lc 6, 27) thì thật sự là một thách đố ghê gớm với “lòng dạ con người“.
Ôi tình yêu là một thú đau thương chăng?
Tình yêu của Chúa như mưa từ trời xuống mặt đất, tràn lan, lênh láng, mênh mông, làm tươi mát mọi vật, mọi loài. Như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm. Cây cỏ cũng ráng vươn mình tới nguồn ánh sáng ấy để được quang hợp,
để được sống. Với thế gian: “Trả hết, trả hết cho đời, trả
luôn mắt môi nụ cười. Trả xong đời còn hư không“. Với người tín hữu, sau khi trả hết cho thế nhân, ta có một giấc miên trường bên Chúa, thảnh thơi, thanh thoát, nhẹ nhàng... Một ly nước lã mời ai đó ta gặp trên đường đời, họ uống luôn cho ta cả “phần cặn“ mà mắt thường không trông thấy được. Nếu giữ lại cho mình thì chính mình sẽ uống phần cặn ấy. Khi “ra đi“, có người bảo “Ông ấy, bà ấy thật đáng trách mà cũng thật đáng thương”. Chính phần sau làm cho phần trước nhẹ nhàng hơn, dễ chấp nhận và đáng được tha thứ hơn. Người đời còn thế, chẳng lẽ Chúa xét đoán và giáng phạt ta khi ta đã hơn một lần thực thi lời Chúa dạy: Yêu người.
Tình yêu bị chiếm hữu sẽ làm nó chết ngạt trong cái hạn hẹp của ích ki:
Vì sao hoa tươi cười sắc hương Nay chóng tàn phai, nay héo hon? Vì con quá nâng niu
Ép hoa nở cho riêng con. Vì sao cung đàn reo yêu đời
Nay chợt rung đứt tan đường tơ? Vì con quá đê mê
Ép dây tơ trong nhịp đàn rung đắm say. Vì sao ngọn đèn sáng vui
Nay bỗng buồn co ro tắt đi? Vì con lấy khăn che
Lo gió đưa qua ngọn đèn.
Vì sao một nguồn suối trong lành Không còn chan chứa, nay cạn khô? Vì con đắp đê ngăn
Để múc cho riêng mình... (Ý thơ của Tagore)
Tình yêu là thứ không mất tiền mua, không có lường để đong đếm, không có giới hạn bởi không gian và thời gian.
“Đời nọ đến đời kia. Chúa hằng thương xót. Những ai kính sợ Ngài“ (Lc 1, 50).
Chúa đòi buộc tình yêu phải cho đi, phải làm lợi ra, phải sinh hoa kết quả dồi dào. Vùi một chút men tình yêu vào thúng bột đời, để cả thúng bột dậy men. Tình yêu phải bao
dung, lượng thứ. Nếu không: “Em muốn ôm cả đất. Em
muốn ôm cả trời. Mà sao anh ơi, không ôm nổi trái tim của một con người“. Ta chi muốn dành trái tim của họ cho riêng
mình mà không đổi trao “Muốn trái tim người khác
thuộc về mình, thì phải mang trái tim mình ra trao
đổi“. Cả một đời không cho đi thì thử hỏi có gì để lấy lại???
THÁNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU: “Trong trái tim Chúa
yêu muôn đời/Con xin được một chỗ nghỉ ngơi“. Chúa cũng muốn trái tim của mỗi người là chỗ nghi ngơi cho ai đó. Rồi trong cái vòng lẩn quẩn đáng yêu của tình yêu như
một sự tuần hoàn: Chúng ta cùng nghỉ ngơi trong trái
tim vĩ đại của Người. Trái im chỉ biết xót thương, không ngừng và mãi mãi.