TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU

Một phần của tài liệu a02.02_dt_luat_dvhcktdb (Trang 48 - 52)

b) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy giúp việc của Hộ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU

CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU

Điều 70. Tòa án nhân dân đặc khu

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân đặc khu theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan về Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều 71. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân đặc khu

1. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Tòa kinh tế, Tòa hành chính và các Tòa chuyên trách khác theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân đặc khu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.

2. Tòa án nhân dân đặc khu có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, công chức khác và người lao động. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Thẩm phán cao cấp.

3. Tòa án nhân dân đặc khu có bộ máy giúp việc. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc.

Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân đặc khu

Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 73 của Luật này và Điều 44 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều 73. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu và thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đặc khu

1. Tòa án nhân dân đặc khu có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định từ Điều 26 đến Điều 33, Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự; hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

b) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện hành chính quy định tại Điều 30, Điều 31 và khoản 7 Điều 32 của Luật Tố tụng hành chính;

c) Giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại đặc khu;

d) Xét xử các vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 268, khoản 1 Điều 269 và Điều 270 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;

e) Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật tố tụng khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu;

g) Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.

Tòa án nhân dân đặc khu chưa có hiệu lực pháp luật, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân đặc khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đặc khu thực hiện.

Điều 74. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu và Tòa án nhân dân cấp huyện khác trong cùng một tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, với Tòa án nhân dân đặc khu khác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

Điều 75. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân đặc khu theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

3. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi đặc khu.

4. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu.

5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu.

Điều 76. Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự đặc khu

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập, giải thể Chi cục thi hành án dân sự đặc khu theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự.

Tổ chức bộ máy của Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

2. Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định sau:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

đ) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự đặc khu;

e) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

g) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu;

h) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu.

3. Các bản án, quyết định quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả các trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án dân sự tại đặc khu.

Điều 77. Tổ chức và hoạt động của cơ quan quân sự, các đơn vị quân đội trên địa bàn đặc khu

1. Tổ chức cơ quan quân sự và đơn vị biên phòng tại đặc khu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

2. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu được tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của cơ quan quân sự, đơn vị biên phòng, cảnh sát biển và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.

Điều 78. Tổ chức và hoạt động của cơ quan công an trên địa bàn đặc khu

1. Tổ chức cơ quan Công an tại đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an thành phố thuộc tỉnh và của Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn đặc khu.

2. Công an đặc khu bao gồm các cơ quan thực hiện nhiệm vụ điều tra, thi hành án hình sự, quản lý tạm giữ, tạm giam và các đơn vị khác.

3. Cơ quan điều tra đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ quan điều tra cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra cấp huyện quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật này.

4. Cơ quan thi hành án hình sự đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện quy định tại Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật này.

5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tổ chức bộ máy của Công an đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.

Điều 79. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tài chính, ngân hàng trên địa bàn đặc khu

1. Tổ chức một cơ quan tài chính trên địa bàn đặc khu để thực hiện chức

Một phần của tài liệu a02.02_dt_luat_dvhcktdb (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w