Xếp loại doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu 2137722091thong-tu-so-65_2018_tt-btc (Trang 53 - 54)

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1406. Xếp loại doanh nghiệp nhà nước

Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.

a) Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng tiêu chí 1, 2, 3 và tiêu chí 4 quy định tại chỉ tiêu 1405 để xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 2 và tiêu chí 4 được xếp loại A;

- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 2 xếp loại C hoặc có tiêu chí, 2 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;

- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không Đýợc xếp loại A hoặc loại C.

b) Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thì căn cứ kết quả xếp loại cho từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại chỉ tiêu 1405 để xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C và có tiêu chí 4 và tiêu chí 5 xếp loại A; - Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 5 xếp loại C hoặc có tiêu chí 5 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;

- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.

2. Phân tổ chủ yếu: Tiêu chí đánh giá.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn. số liệu trên địa bàn.

PHẦN XIV. 15. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC1501. Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội 1501. Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị

giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể thực hiện dưới 02 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và

người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia

được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp

của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được tách thành các quỹ thành phần sau: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và Quỹ hưu trí và tử tuất.

Các nguồn hình thành (nguồn thu) quỹ bảo hiểm xã hội:

- Người sử dụng lao động đóng theo quy định;

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo quy định;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; - Hỗ trợ của Nhà nước;

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Sử dụng (Chi) quỹ bảo hiểm xã hội:

- Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định, bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất;

- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;

- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định;

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

Một phần của tài liệu 2137722091thong-tu-so-65_2018_tt-btc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w