QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC VÀ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN

Một phần của tài liệu 10404612112673_qd-nhnn (Trang 28 - 29)

LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN

Điều 39. Quản lý tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm: a) Tài sản phục vụ hoạt động của Ban quản lý dự án;

b) Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án.

2. Trách nhiệm trong quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước:

2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án và việc xử lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án.

2.2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Phó Thống đốc phụ trách tài chính-kế toán về việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án và việc xử lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án.

2.3. Ban quản lý dự án có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền theo quy định;

b) Thực hiện quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của dự án theo quy định và theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

3. Quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng, xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án được thực hiện theo quy định tại Điều 89, 90, 91, 92, 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Quy trình, thủ tục xử lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án thực hiện theo quy định tại Điều 94, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 40. Xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản tại Ngân hàng Nhà nước

1. Ngân hàng Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân đối với các tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước.

2. Trách nhiệm trong xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản 2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán:

a) Ký văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử lý đối với những tài sản là bất động sản, ô tô, các tài sản khác (không phải là bất động sản, ô tô) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản;

b) Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử lý đối với các tài sản còn lại.

2.2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử lý đối với các tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại Ngân hàng Nhà nước.

2.3. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản/Đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm: a) Xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản;

b) Lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.

3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở toàn dân về tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và Điều 9, Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP.

4. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. 5. Đơn vị tiếp nhận tài sản thực hiện báo cáo, kê khai, cập nhật thông tin về tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.

Chương VI

Một phần của tài liệu 10404612112673_qd-nhnn (Trang 28 - 29)