Lực rút phích cắm

Một phần của tài liệu Ổ CẮM VÀ PHÍCH CẮM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ CÁC MỤC ĐÍCH TƯƠNG TỰ - PHẦN 1: YÊUCẦU CHUNG (Trang 38 - 39)

Kết cấu của khí cụ phải cho phép cắm vào và rút phích cắm ra một cách dễ dàng, và ngăn ngừa phích cắm bị tuột ra khỏi ổ cắm khi sử dụng bình thường.

Đối với thử nghiệm này, các tiếp điểm nối đất, không phân biệt số lượng của chúng, được xem là một cực.

Khí cụ có khóa liên động được thử nghiệm ở trạng thái không khóa. Kiểm tra sự phù hợp, chỉ đối với ổ cắm, bằng:

- một thử nghiệm để chứng tỏ rằng lực lớn nhất cần thiết để rút phích cắm thử nghiệm ra khỏi ổ cắm không lớn hơn lực qui định ở bảng 16, và

- một thử nghiệm để chứng tỏ rằng lực nhỏ nhất cần thiết để rút một chân cắm chuẩn ra khỏi một cực tiếp xúc không thấp hơn lực quy định ở bảng 16.

22.1. Kiểm tra lực rút phích cắm lớn nhất

Ổ cắm được cố định vào một tấm lắp đặt A của thiết bị cho trên hình 18 sao cho trục của lỗ cực tiếp xúc của ổ cắm nằm theo phương thẳng đứng và lỗ để cắm phích quay xuống dưới.

Phích cắm thử nghiệm có các chân cắm, bằng thép tôi, được mài nhẵn, độ nhám bề mặt không vượt 0,8 µm trên toàn bộ chiều dài làm việc và cách nhau một khoảng cách danh nghĩa, với dung sai là ± 0,05 mm.

Đường kính, đối với chân cắm tròn, và khoảng cách giữa các bề mặt tiếp điểm, đối với chân cắm kiểu khác lần lượt phải có kích thước qui định lớn nhất và chiều dài qui định lớn nhất, với dung sai 0−0,01 mm .

CHÚ THÍCH 1: Kích thước qui định lớn nhất là kích thước danh nghĩa cộng với dung sai lớn nhất. Trước mỗi thử nghiệm, các chân cắm được lau sạch mỡ, sử dụng một hóa chất tẩy ở dạng nguội. CHÚ THÍCH 2: Khi làm sạch, cần đề phòng hít phải hơi của chất làm sạoh.

Phích cắm thử nghiệm với chân cắm có kích thước lớn nhất được cắm vào và rút ra khỏi ổ cắm mười lần, sau đó lại được cắm lại; một đĩa treo E, đỡ một vật nặng chính F và một vật nặng bổ sung G được treo vào phích cắm nhờ một kẹp thích hợp D. Vật nặng bổ sung được chọn sao cho tạo lực kéo xuống bằng 1/10 lực rút phích cắm lớn nhất trong bảng 16.

Vật nặng chính cùng với vật nặng bổ sung, kẹp, đĩa treo và phích cắm tạo ra lực bằng lực rút phích cắm lớn nhất đã chỉ ra.

Vật nặng chính được treo nhẹ nhàng và không đột ngột trên phích cắm và vật nặng bổ sung, nếu cần thiết, được phép thả rơi từ độ cao 50 mm xuống vật nặng chính.

Phích cắm không được nằm lại trong ổ cắm.

22.2. Kiểm tra lực rút phích cắm nhỏ nhất

Dưỡng cắm để thử nghiệm được cho trên hình 19 được cắm vào từng tiếp xúc riêng rẽ của ổ cắm. Ổ cắm được đặt theo phương nằm ngang sao cho dưỡng cắm được treo theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới.

Các nắp che, nếu có, phải làm cho mất hiệu lực để không gây ảnh hưỏng đến thử nghiệm.

Dưỡng cắm để thử nghiệm được chế tạo bằng thép tôi, có độ nhám bề mặt không lớn hơn 0,8 µm trên toàn bộ chiều dài hoạt động của chân cắm.

Phần chân cắm của dưỡng phải có mặt cắt ngang bằng các kích thước nhỏ nhất cho trong tờ rời tiêu chuẩn tương ứng 0−0,01mm và chiều dài đủ để tiếp xúc tốt với ổ cắm. Lực do dưỡng đặt vào phải bằng giá trị qui định trong bảng 16.

CHÚ THÍCH 1: Nếu ổ cắm tiếp nhận được các phích cắm có các chân cắm kích thuớc khác nhau thì phải sử dụng phích cắm có kích thước chân cắm nhỏ nhất thích hợp.

Trước mỗi thử nghiệm, chân cắm được làm sạch mỡ bằng chất tẩy ở dạng nguội. CHÚ THÍCH 2: Khi làm sạch, cần đề phòng hít phải hơi của chất làm sạch

Sau đó, dưỡng cắm để thử nghiệm được cắm vào cụm cực tiếp xúc.

Dưỡng cắm để thử nghiệm được cắm vào nhẹ nhàng và phải lưu ý không đụng mạnh vào cụm cực tiếp xúc khi kiểm tra lực rút ra nhỏ nhất.

Dưỡng không được rơi khỏi bộ tiếp xúc trong vòng 30 s.

Bảng 16 - Lực rút tối đa và tối thiểu

Giá trị danh định Số cực

Lực rút

N

Dưỡng loại nhiều chân Lớn nhất Dưỡng loại một chân Nhỏ nhất Đến và bằng 10 A 2 40 1,5 3 50 Trên 10 A đến và bằng 16 A 2 50 2 3 54 Nhiều hơn 3 70 Trẽn 16 A đến và bằng 32 A 2 80 3 3 80 Nhiều hơn 3 100

Một phần của tài liệu Ổ CẮM VÀ PHÍCH CẮM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ CÁC MỤC ĐÍCH TƯƠNG TỰ - PHẦN 1: YÊUCẦU CHUNG (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w