Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 31000 Risk management - Guidance for the implementation of ISO 31000 (Trang 30)

Thường sẽ thích hợp, nếu trong một số loại quyết định (ví dụ như phát triển và thực hiện một sản phẩm mới, hoặc lập kế hoạch và thực hiện một dự án lớn), ta áp dụng được đánh giá rủi ro dạng chính tắc tại các giai đoạn khác nhau của dự án. Ví dụ, hầu hết các dự án có nhiều điểm quyết định phức tạp, chẳng hạn tính khả thi, điều kiện sản xuất - kinh doanh, việc lập ngân sách và kế hoạch chi tiết, thực hiện và bàn giao. Tại mỗi điểm, một đánh giá rủi ro dạng chính tắc là thích hợp để quyết định giữa các tùy chọn. Điều này làm tăng tính hợp lý về sự thành công của dự án và cũng cải thiện tính hiệu quả.

Để đánh giá rủi ro các quyết định tác nghiệp, những hình thức đơn giản đã được tiêu chuẩn hóa của quá trình quản lý rủi ro có thể được những nhân viên tham gia phát triển để sử dụng. Những phương pháp này đặc biệt thích hợp trong tình huống mà mọi người làm việc mà không có sự theo dõi trực tiếp. Một thành phần quan trọng của các phương pháp này là nó tạo ra những nhận thức về các giả định như là đầu vào cho các quyết định. Theo định nghĩa, các giả định là một nguồn gốc của sự không chắc chắn.

Các quá trình chuẩn hóa như vậy có thể được cụ thể đối với một hình thức liên quan đến việc ra quyết định, đối với một nhóm người cụ thể thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, và đối với bối cảnh điển hình mà trong đó những vấn đề trên xảy ra. Các hệ thống đơn giản có thể được biên soạn/ hệ thống hóa thành sổ tay bỏ túi hay bản hướng dẫn dạng danh mục kiểm tra và được tất cả những người tham gia trong loại hình công việc để thực hiện.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 31000 Risk management - Guidance for the implementation of ISO 31000 (Trang 30)