Dự báo tình hình kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu 1471_VPCP-TH_01102021.doc_20211002061214 (Trang 46 - 48)

III. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

2. Dự báo tình hình kinh tế trong nước

Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lan rộng trong nửa đầu tháng 9/2021. Nửa cuối tháng 9/2021, mặc dù còn nhiều diễn biến

phức tạp, nhưng về cơ bản, đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, nhiều địa phương đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống dịch Covid- 19. Nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm đẩy nhanh tốc độ tiếp cận vaccine thông qua các nguồn như tài trợ, tặng, mua, chuyển giao công nghệ sản xuất, nghiên cứu và sản xuất trong nước… được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong tháng 9/2021.

Tư duy chống dịch chuyển hướng sang cách ly ở quy mô hẹp nhất, sống chung với virus một cách an toàn, đẩy nhanh tiêm vắc-xin, tuân thủ nghiêm 5K, chủ động tích cực hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu trong phòng chống dịch. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.

Trước những diễn biến của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, một số tổ chức quốc tế đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 thấp hơn so với những mức dự báo trước đó: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng đạt 3,8%, giảm so với mức 6,7% trước đó, Báo cáo Dự báo Kinh tế toàn cầu của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales và Hãng tư vấn Oxford Economics dự báo tăng trưởng đạt 5,4%, giảm so với mức 7,6% trước đó. Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo ngày 28/9/2021 giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 4,8% được công bố 1 tháng trước, dựa trên giả định Việt Nam kiểm soát được lây nhiễm Covid-19 vào cuối quý III để nền kinh tế bật lại trong quý IV; kinh tế toàn cầu duy trì đà hồi phục, đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ với hàng xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc. Tuy nhiên, các tổ chức này đều lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn, theo đó dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi từ năm 2022 trở đi.

Theo đánh giá của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, tình trạng giãn cách kéo dài phục vụ cho việc chống dịch Covid-19 tuy có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI, nhưng điều này là bất khả kháng và đặt trong bối cảnh nhiều quốc gia tại châu Á cũng đang vật lộn với đại dịch. Theo khảo sát của EuroCham, 18% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần nhu cầu sản xuất/đơn hàng sang các nước khác. Bên cạnh đó, 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc chuyển dịch sản xuất, tuy vậy, đây

cũng chỉ là chuyển các đơn đặt hàng và là quyết định tạm thời của các doanh nghiệp, và ít có khả năng xuất hiện làn sóng các doanh nghiệp rời bỏ Việt Nam.

Các doanh nghiệp đang gấp rút xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức như thiếu “lao động xanh”; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất; chi phí liên quan đến tăng cường y tế tại chỗ, phòng, chống dịch.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm vẫn phụ thuộc lớn vào thời điểm kiểm soát dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng GDP sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch bệnh có thể được khống chế, đặc biệt là tại các thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương kinh tế bắt đầu sản xuất trở lại hồi phục trong quý IV/2021 hoặc trong tình huống xấu hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh dịch tiếp tục bùng phát và làm gián đoạn các khâu sản xuất tiêu thụ những tháng còn lại của năm như trong quý III/2021, tăng trưởng kinh tế có thể ở mức thấp hơn.

Về ổn định vĩ mô, hiện tại lạm phát ở mức khống chế thấp, tác động của việc tăng giá và lạm phát thế giới đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát chưa nhiều. Nhiều dịch vụ công trong nước đang được nhà nước hỗ trợ như học phí, tiền điện, nước nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân. Thêm vào đó, tiêu dùng đang trong xu hướng giảm do nguồn cung hàng hóa hạn chế và thu nhập người dân giảm sút. Vì thế, chỉ số giá tiêu dùng trong quý IV/2021 nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức thấp.

Một phần của tài liệu 1471_VPCP-TH_01102021.doc_20211002061214 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w