5 Khảo sát tình trạng kỹ thuật của nhà và công trình
5.7 Xác định các chỉ số nhiệt kỹ thuật của kết cấu bao che ngoài
5.7.1 Khi tiến hành khảo sát công trình thực,đầu tiên phải nghiên cứu và phân tích những hồ sơ thiết kế hiện có về kết cấu bao che ngoài và các liên kết của chúng với các kết cấu khác (sàn giữa các tầng và sàn tầng áp mái,tường đầu hồi và tường bao trang trí,cột và tường bên trong nhà) theo quan điểm cách nhiệt cho nhà (xem [27]).
5.7.2 Xác định chất lượng cách nhiệt của tường ngoài gồm những việc sau:
Thu thập từ người sử dụng các ghi chép những hư hỏng của căn hộ (mốc ẩm tường, làm việc kém của hệ thống thông gió, nhiệt độ không khí thấp trong mùa lạnh, mưa dột, v..v..);
Khảo sát trực quan và bằng thiết bị các kết cấu bao che với chỉ rõ chỗ ngưng tụ,hình thành nấm mốc, v..v; đo nhiệt độ, độ ẩm tương đối và nhiệt độ điểm sương của không khí trong phòng,đo nhiệt độ bề mặt bên trong nhà tại chỗ có hư hỏng và trên bề mặt của tường ngoài;
Đo lưu lượng không khí hút ra từ nhà bếp và buồng vệ sinh; Đo nhiệt độ và vận tốc của không khí bên ngoài;
Hỏi ý kiến người sử dụng về thời gian và sự lặp lại sự xuất hiện các khiếm khuyết; Lấy mẫu thử vật liệu tại chỗ có khiếm khuyết và không có khiếm khuyết (để so sánh và phân tích) tường ngoài và các các kết cấu bao che khác;
Thử trong phòng thí nghiệm các mẫu đã lấy về dung trọng, độ ẩm, độ dẫn nhiệt (xem GOST 17177, GOST 21718, GOST 24816, GOST 25898, GOST 7076, GOST 30290, GOST 30256);
Tính toán chế độ ẩm của kết cấu bao che (xem [27], [28]);
Tính toán trường nhiệt các liên kết bị hư hỏng của kết cấu bao che với các chỉ số thiết kế và chỉ số đo công trình thực về dung trọng,độ ẩm,độ dẫn nhiệt của vật liệu kết cấu; Ảnh chụp hiển thị nhiệt các tường ngoài để xác định chỗ có chỉ số cách nhiệt thấp (xem GOST 26629);
Tính toán nhiệt trở quy đổi của tường ngoài thuộc tầng điển hình của nhà và chỉ ra các mảng của tường ngoài, nơi có chỉ sồ cách nhiệt thấp.
5.7.3 Trong khối lượng lựa chọn các phòng để khảo sát phải gồm tất cả các phòng có khuyết tật rõ ràng. Ngoài ra, trong khối lượng này nhất thiết phải có phòng ở tầng một, tầng giữa và tầng trên cùng ,có tường ngoài ở phía bắc, đông bắc và tây bắc từ tất cả các đơn nguyên của nhà.Tùy thuộc vào số tầng và số đơn nguyên của nhà mà khối lượng chọn để điều tra chiếm từ 5 % đến khoảng 10 % (bao gồm cả diện tích sàn) tất cả các phòng trong tòa nhà
5.7.4 Khi khảo sát nhiệt của tầng áp mái cần phát hiện những chỗ hư hỏng (ngưng tụ nhỏ thành giọt,thấm lậu nước mưa) của kết cấu bao che.Tiến hành đo nhiệt độ bề mặt ngoài của kết cấu bao che,đặc biệt tại những chỗ nước nhỏ thành giọt do ngưng tụ .Khi cần thì tiến hành lấy mẫu vật liệu của kết cấu bị hư hỏng hoặc chỗ nút kết cấu để xác định trong phòng thí nghiệm về dung trọng,độ ẩm và độ dẫn nhiệt.
5.7.5 Phải chọn những điểm đặc trưng của tầng áp mái và tại miệng các ống thông gió để đo nhiệt độ và độ ẩm không khí;xác định lưu lượng của không khí lưu thông tại các miệng của ống thông gió và trong các hầm thông gió lắp ghép.Dựa vào kết quả đo ta xác định các chỉ tiêu cách nhiệt tương ứng của kết cấu bao che tầng áp mái (xem [27], [28]).
5.7.6 Trình tự lấy mẫu,phạm vi và số lượng mẫu để thí nghiệm trong phòng thí nghiệm phải theo các tiêu chuẩn hoặc các điều kiện kỹ thuật cho các vật liệu ấy, nhưng số lượng mẫu không được ít hơn hai.Các số liệu có được qua thí nghiệm trong phòng thí nghiệm phải so sánh với số liệu cho trong tiêu chuẩn (thiết kế) và xác định sai số thực tế giữa chúng,sai số ấy được đưa vào tính toán chế độ ẩm,trường nhiệt và nhiệt trở của tường ngoài bị hư hỏng.
5.7.7 Theo kết quả ảnh hiển thị nhiệt ,xác định các mối nối liên kết có chỉ số cách nhiệt thấp. Ngoài ra, ta tiến hành nghiên cứu trường nhiệt hai chiều và ba chiều và sức kháng nhiệt quy đổi truyền qua một đoạn tường ngoài và các kết nối của chúng với các kết cấu bao che khác.