Phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

VI) Khả năng vận dụng và các giải pháp cho công nghiệp hóa ở Việt Nam.

a) Phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.

Nông nghiệp cần phát triển theo hướng đa dạng hóa, có năng xuất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, có độ bền vững về kinh tế. Theo hướng đó, nông nghiệp phải tăng cả diện tích, sản lượng, năng suất và hiệu quả. Cây nào, con gì là thế mạnh của vùng thì phải chuyên môn hóa nâng cao chất lượng. Nhưng tất cả phải dựa trên quy hoạch rõ ràng: vùng cây nguyên liệu, vùng cây luơng thực; xây dựng nhà máy chế biến ở đâu là hợp lý! Tránh tình trạng trồng chưa được bao lâu lại chặt bỏ. Lí do là sự kém cỏi trong công tác quy hoạch cũng như dự báo nhu cầu của thị trường. Sự kém cỏi này dẫn đến: “Cà phê rớt giá”; “Lối thoát nào cho chè”; “Được mùa vẫn lo âu”. Đâu là lối ra!

Sản lượng nông nghiệp của ta đã cao nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Không thể xuất khẩu dưới dạng thô mãi được. Phải xây dựng cho được ngành công nghiệp chế biến. Phải xây dựng cho được thương hiệu hàng hóa của nông sản Việt Nam.

b) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hóa.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng của nước ta đã có những cơ sở tương đối tốt để phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân cũng như cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng nhìn chung, hạ tầng cơ sở của ta còn yếu, một số cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, những thứ đã có nhiều khi không đồng bộ; hơn nữa, công việc quản lý cơ sở hạ tầng còn chưa tốt lực lượng có nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng còn non về nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Từ tất cả những vấn đề vừa nêu trên đặt ra việc xây dựng hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế xã hội hiện nay là vấn đề

cấp bách. Muốn tránh khỏi tụt hậu, muốn hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, phải coi phát triển cơ sở hạ tầng là vấn đề tiên quyết trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơ sở hạ tầng giống như cái móng nhà vậy! Muốn xây nhà được vững vàng, cao đẹp thì phải thiết kế gia cố nền móng cho thật tốt.

c) Phát triển kinh tế tư nhân, tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài. Nhà nước ta đã có một cái nhìn mới về khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể là, quyết định 26 và 27/HĐBT ngày 9/3/1988 cho phép các cơ sở kinh tế tư nhân quy mô nhỏ được hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải và dịch vụ. Năm 1990 Quốc hội ban hành một số luật như Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Thuế doanh thu... đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của khu vực này. Hiến pháp ban hành năm 1992 quy định mọi công dân được tự do kinh doanh theo pháp luật, không hạn chế quy mô vốn và số lao động được sử dụng. Các văn bản luật về sau liên tục được hoàn chỉnh nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và cá thể.

Ngay khi nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài thì các liên doanh với nước ngoài (chủ yếu là giữa doanh nghiệp nhà nước với công ty tư bản nước ngoài) phát triển dưới nhiều dạng khác nhau như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài... Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính; xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ sở hạ tầng thuận tiện...

Những chủ trương, chính sách trên nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế và thu hút đầu tư của nước ngoài, kết hợp các nguồn lực bên trong với các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w