Thực trạng quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại Chi cục thuế Quận Kiến An thành phố Hải Phòng (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Thực trạng quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định của Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Thông tư quy định khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế được thực hiện tháng hoặc theo quý.

Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày

thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế”. Đồng thời

tháng 11 năm 2007 quy định về thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Như vậy, đơn vị trả thu nhập hàng tháng khi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (nếu có phát sinh) ngay trong khi trả thu nhập, nhưng một thực tế cho thấy đơn vị trả thu nhập thực hiện kê khai và nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, vô hình chung người sử dụng lao động chiếm dụng hợp pháp một khoản tiền thuế thu nhập cá nhân của người làm công ăn lương trong khoảng thời gian khá dài. Số tiền chiếm dụng đó, dù lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức độ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đơn vị trả thu nhập (sau khi đã tính mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc). Thậm chí có đơn vị trả thu nhập đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động nhưng không hề kê khai và nộp số tiền thuế này kịp thời vào ngân sách nhà nước dẫn đến nợ thuế TNCN.

Một trong những bước ngoặt của lộ trình cải cách thuế, nhằm hướng đến một nền quản lý thuế hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế đó là áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm. Theo cơ chế này, cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, tự tính và nộp thuế của tổ chức, cá nhân. Đó chính là nguyên nhân mà cơ quan thuế chưa kiểm soát chính xác được thu nhập của các cá nhân có phát sinh thu nhập nhận được từ nhiều nơi khác nhau như: đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, hoặc hành nghề các dịch vụ khác như: dạy thêm, kế toán, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và một số khoản thu nhập nhận được mang tính chất tiền lương, tiền công khác… theo quy định khoản thu nhập hoa hồng, từ 100 triệu đồng trở lên hoặc các khoản thu nhập nhận được từ các dịch vụ khác, mỗi lần nhận được từ 2 triệu đồng trở lên thì đơn vị chi trả thu nhập phải khấu trừ thuế theo chính

sách thuế quy định, hoặc đến cuối năm cá nhân chưa được khấu trừ thuế, thì người nộp thuế phải thực hiện kê khai trực tiếp với cơ quan thuế, tuy nhiên các trường hợp này trong thực tế có một số bộ phận người nộp thuế, rất ít tự giác thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế.

Để thực hiện tốt vấn đề bất cập phát sinh nêu trên, ngành thuế cần sớm có những giải pháp cụ thể cùng chế tài đối với những trường hợp này,nhằn hạn chế những thiếu sót trong công tác quản lý thuế, tạo sự đồng thuận và công bằng nghĩa vụ thuế trong xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại Chi cục thuế Quận Kiến An thành phố Hải Phòng (Trang 41 - 43)