Vùng sáng chói và phương pháp chụp ảnh trực tiếp

Một phần của tài liệu MÔI CHẤT LẠNH - KÝ HIỆU VÀ PHÂN LOẠI AN TOÀN Refrigerants - Designation and safety classification (Trang 33 - 34)

CHÚ DẪN: 1 Bình hòa trộn

C.4.4.1. Vùng sáng chói và phương pháp chụp ảnh trực tiếp

Công thức xác định tốc độ cháy (C.1) dựa trên tính toán diện tích mặt trước ngọn lửa tại lớp của vùng đốt nóng trước. Với phương pháp chụp ảnh trực tiếp, các vùng sáng chói của ngọn lửa được bộc lộ ra. Vì thế, bất cứ phép đo nào được thực hiện với kỹ thuật chụp ảnh này phải dựa trên vùng của ngọn lửa có sự chiếu sáng với cường độ lớn nhất. Vùng này tương đương với vùng của ngọn lửa giữa điểm có nhiệt độ bằng nhiệt độ đánh lửa và điểm cuối kết thúc phản ứng (xem Hình C.6). Độ không đảm bảo tương đối của tốc độ cháy được đánh giá bằng tính toán diện tích mặt trước của ngọn lửa dựa trên các profin của ngọn lửa từ phương pháp chụp ảnh trực tiếp là 6,5 %.

CHÚ THÍCH: Độ không đảm bảo tương đối 6,5 % có thể được giảm đi và vị trí chính xác của bề mặt có thể gần đạt được nếu profile của mép ngoài của vùng sáng chói dịch chuyển ra phía ngoài với một khoảng dịch chuyển tương đương với chiều rộng của vùng sáng chói.

CHÚ DẪN:

1 Khí không được cháy 2 Khí được cháy

3 Vùng sáng chói 4 Vùng đốt nóng trước 5 Vùng phản ứng

Hình C.6 - Profile nhiệt độ dọc theo một ngọn lửa cháy và vùng sáng chói C.4.4.2. Quang phổ phát xạ của ngọn lửa

Các đỉnh quang phổ do cháy phụ thuộc vào loại chất được cháy và các gốc được tạo thành như OH, HCO, CH, C2 và C3. Theo quan điểm định tính, có thể công bố là các đỉnh điển hình cho phát xạ tối đa và đôi khi ngay cả trong một môi trường liên tục ở mức cao là dải 250 nm đến 600 nm đối với các ngọn lửa HC và HFC.

Một phần của tài liệu MÔI CHẤT LẠNH - KÝ HIỆU VÀ PHÂN LOẠI AN TOÀN Refrigerants - Designation and safety classification (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w