Cách thức làm chủ giọng nói để truyền cảm hứng trong thuyết trình

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình Phần 2 ThS. Lại Thế Luyện (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 5: TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG

5.2.2.Cách thức làm chủ giọng nói để truyền cảm hứng trong thuyết trình

Giọng nói thể hiện nhiều đặc điểm của người thuyết trình. Qua giọng nói, chúng ta có thể nhận biết được giới tính, tuổi tác, quê quán. Giọng nói cũng thể hiện trình độ học vấn của người thuyết trình. Tâm trạng quan hệ với thính giả cũng được thể hiện rất rõ qua giọng nói.

Giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe. Giọng nói dù to hay nhỏ đều phải có sinh lực, có khí lực mới có sức thuyết phục. Thêm vào đó là độ cao thấp, trầm bổng trong khi nói. Giọng nói của người thuyết trình cũng giống như một nhạc cụ và bài thuyết trình là một bản nhạc. Bạn chơi bản nhạc đó hay, thính giả sẽ chăm chú lắng nghe, vỗ tay tán thưởng. Nếu bản nhạc của bạn đều đều, họ sẽ ngủ gật, bất luận là vấn đề bạn nói quan trọng đến đâu.

125

Để người nghe cảm nhận được cảm xúc của người nói, chúng ta nên thể hiện sắc mặt, thái độ, ngôn ngữ hình thể ngay trong lúc diễn đạt. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói của chính chúng ta.

Giọng nói phải có lúc cao, lúc thấp, lúc đẩy, lúc kéo. Vậy muốn nói to, nói vang bạn phải phát âm như thế nào? Nếu phát âm trong cổ họng, bạn dễ bị bệnh nghề nghiệp do luồng hơi đi qua cổ họng làm tổn thương họng và dây thanh quản. Nếu phát âm ở cửa miệng thì không thể nói to, vang được. Vùng phát âm đúng nhất là ở trong “vòm cộng minh”- vùng giữa khoang miệng có cấu trúc giống như cái vòm hang động.

Khi trình bày bất kỳ vấn đề gì bạn cũng nên nắm được tinh thần và nội dung chính của bài nói đó. Nếu mang sắc thái buồn, giọng nói nên hạ xuống và ngược lại, nếu bài nói mang nội dung vui tươi nên đẩy cao giọng và chú ý thể hiện sắc thái ở những câu cảm thán. Đặc biệt, nên giữ được sự nhiệt tình trong lúc nói để tạo sự chú ý và lôi cuốn cho người nghe. Khi trình bày, bạn cần để ý cách sử dụng micro, tránh để quá gần sẽ lộ hơi thở và vỡ giọng. Tốt nhất bạn hãy giữ micro theo hướng thẳng lên thay vì để ngang vuông góc với miệng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình Phần 2 ThS. Lại Thế Luyện (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 30 - 31)