III. Yếu tố khí hậu thời tiết
Bảng B.1 2 Xác định tiêu chuẩn sử dụng đất theo vùng
B.5.2.2. Phương pháp xác định hạng thích hợp đất đa
Các tính chất, đặc điểm của từng đơn vị đất đai sẽ được đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất. Mỗi tính chất đất đai sẽ có một mức thích hợp sau khi đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của một loại sử dụng nào đó. Như vậy, mỗi đơn vị đất đai trong quá trình so sánh sẽ có nhiều cấp thích hợp riêng lẻ.
VÍ DỤ: Có 7 yêu cầu sử dụng đất với 7 loại sử dụng thì mỗi đơn vị đất sẽ có tối đa 7 cấp thích hợp riêng lẻ.
Do vậy, để xác định được hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại sử dụng đất nào đó, một trong những phương pháp được sử dụng là phương pháp “yếu tố hạn chế” hay còn gọi là “lấy giới hạn dưới”. Theo phương pháp này, mức thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai với một loại sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất đã được phân loại của các tính chất đất đai. Hay nói cách khác, chỉ cần một trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (chẳng hạn như chế độ mưa, loại đất, độ sâu ngập, điều kiện tưới, độ dốc...) không thuận lợi thì một loại sử dụng đất nào đó sẽ không thực hiện được mặc dù những điều kiện còn lại rất thuận lợi. Ví dụ: với lúa 2 vụ, nếu
không có tưới sẽ được xem như là không thích hợp.
Lập bảng ghi kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai theo thứ tự sắp xếp của đơn vị đất đai từ 1 đến n, sau đó nạp vào máy tính để lựa chọn các kiểu thích hợp đất đai (Bảng B.14).
Bảng B.14 - Khuôn dạng bảng thống kê mức độ thích hợp của từng đơn vị đất đai với các loại sử dụng đất
Đơn vị