CHƯƠNG III: TỔNG HỢP MẠCH LOGIC TUẦN TỰ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP HÀM TÁC
3.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP HÀM TÁC ĐỘNG 1 khái niệm.
3.1.1. khái niệm.
Thông thường các biến cố trong sơ đồ mạch kép được xảy ra theo dòng thời gian (tức là theo các khoảng thời gian nối tiếp nhau). Do vậy dãy các sự kiện có thể được mô tả dưới dạng một ký hiệu như ví dụ hàm dưới đây:
Giai đoạn đóng X Giai đoạn cắt X
F=A(+X,+Y)+B–Y+C+Z–X–Z+A(+X,+Y)…
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ý nghĩa của dãy biến cố sự kiện: Sự xuất hiện của tín hiệu A làm cho X, Y hoạt động, B xuất hiện làm cho Y ngừng hoạt động…
Dấu (+) đứng trước một phần tử chỉ rằng phần tử đó tiếp nhận tín hiệu của phần tử đứng ngay trước nó và bắt đầu hoạt động.
Dấu (-) đứng trước một phần tử chỉ rằng phần tử đó bị phần tử đứng ngay trước nó làm ngừng hoạt động.
Việc phát tín hiệu điều khiển trong hệ thống được thực hiện do sự bắt đầu hoạt động hay sự bắt đầu ngừng hoạt động của các phần tử. Phần tử đứng trước là nguyên nhân gây nên sự bắt đầu hoạt động hay ngưng hoạt động của phần tử đứng ngay sau nó. Chẳng hạn sự ngừng hoạt động của X (-X) làm ngừng hoạt động Z (-Z)…
Nếu có sự hoạt động đồng thời (hoạt động song song) giữa một số phần tử thì các phần tử được đặt trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: F = A (+X, +Y)…có nghĩa là tín hiệu điều khiển A gây nên sự hoạt động đồng thời của X, Y.
Trong hàm tác động F, các phần tử phát tín hiệu điều khiển từ ngoại vi vào hệ thống (hay các phần tử đầu vào, các phần tử điều khiển) như các nút nhấn, các công tắc hành trình, các bộ cảm biến thì trước chúng có thể không cần đặt dấu (+) nhưng lúc này chúng ta vẫn hiểu là trước chúng có dấu (+). Dấu (+) này chỉ rằng nó bắt đầu hoạt động (được đưa vào hệ thống trạng thái tích cực). Dấu (+) ở đây không có nghĩa là chúng nhận tín hiệu của phần tử đứng ngay trước nó để bắt đầu hoạt động, mà có nghĩa rằng do tác động của
các tác nhân từ bên ngoài hệ thống làm cho nó hoạt động phát tín hiệu vào hệ thống (chẳng hạn người ta thao tác nhấn nút, công tắc hành trình bị tác động, các sensor đặt mức ngưỡng đã đặt…)
Khi trước chúng có dấu (-) thì hiểu là phần tử điều khiển này trước đó đã hoạt động và lúc này bắt đầu ngừng hoạt động cũng do các tác nhân bên ngoài hệ thống.
Để làm rõ tính chất của các tín hiệu của các phần tử loại này, người ta phân biệt hai trường hợp:
Nếu tín hiệu chúng phát ra có dạng một xung thì lúc đó trong hàm tác động (F) sẽ chỉ xuất hiện dấu (+) mà không thấy xuất hiện dấu (-), loại tín hiệu này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn trong quá trình làm việc của hệ (thiết bị tương ứng là nút nhấn…).
Nếu tín hiệu phát ra là tín hiệu thế (mức liên tục) thì lúc đó trong hàm F chúng sẽ xuất hiện với dấu (+) và sau đó là với dấu (-)…
Các tín hiệu vào thường ký hiệu bằng các chữ cái ở đầu bảng chữ cái La Tinh (A, B, C…) và các phần tử chấp hành đầu ra của hệ thống thường ký hiệu bằng các chữ cái ở cuối bảng chữ cái La Tinh như X, Y, Z, …Khi cần dùng đến các biến trung gian (biến trong, biến nội bộ không đưa tín hiệu ra ngoài) thường dùng các chữ cái ở khoảng giữa của bảng chữ cái La Tinh như K, L, …,P,Q,…