Giải pháp tài khóa cho nền kinh tế Việt Nam năm 2021

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG CSTK đến sản LƯỢNG và VIỆC làm của VIỆT NAM (2015 2020) KHUYẾN NGHỊ CHO năm 2021 (Trang 34 - 36)

III. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI KHÓA

b)Giải pháp tài khóa cho nền kinh tế Việt Nam năm 2021

- Bối cảnh nền kinh tế năm 2021: Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và đại dịch Covid-19. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, song song là sự đổi mới mạnh mẽ của các hoạt động nghiên cứu, quản lý khoa học, công nghệ không chỉ ở Việt Nam mà còn là ở trên toàn thế giới.

 Kiến nghị: Năm 2021 nhà nước cần đặc biệt đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kép, vừa dập dịch vừa phát triển kinh tế và trong giai đoạn này thì vấn đề công bằng trong chính sách thuế và chi tiêu ngân sách trở nên đặc biệt quan trọng. Một số biện pháp tài khóa được kiến nghị như sau:

- Cân đối nguồn thu, gia tăng những nguồn thu bền vững, giảm nguồn thu không ổn định. Đây là một trong những bài toán không hề dễ dàng, đòi hỏi phải tái cấu trúc lại hệ thống thuế, và hướng tới đối tượng thu ổn định công bằng.

- Diễn biến của dịch còn nhiều phức tạp và khó lường trước vậy nên duy trì các chính sách gia hạn nợ, hỗ trợ về thuế, phí như năm 2020 là cần thiết. Đồng thời, tiếp tục theo dõi chặt các diễn biến trên thị trường hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, xu thế của lạm phát để có thể kịp thời giảm dần các chính sách nới lỏng để vừa đỡ tổn thương cho nguồn lực tài chính. quốc gia vừa tránh gây rủi ro với các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. - Xem xét ban hành nghị định cho khoanh nợ một số đối tượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch trong thời gian tối thiểu 1 năm để các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi sản xuất nhanh hơn và các tổ chức tín dụng sẽ yên tâm khi cho vay.

- Đảm bảo các nhiệm vụ chi ngân sách vào những khoản cần thiết, cắt giảm các khoản không cần thiết trên tinh thần phải cải cách tư duy Nhà nước. Có như vậy, sẽ giảm bớt nhiệm vụ chi, từ đó, mới đảm bảo ngân sách bền vững. Cụ thể:

+ Tập trung ưu tiên chi ngân sách cho công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh và các chính sách an sinh xã hội.

+ Đổi mới căn bản cơ chế quản lý ngân sách nhà nước chi cho khoa học, công nghệ; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ.

kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công; đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Dấu ấn của chính sách tài khóa và điều hành tài chính qua các năm:

https://tapchitaichinh.vn/

- Trang báo Tài chính tiền tệ: https://thitruongtaichinhtiente.vn/

- Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội qua các năm và báo cáo điều tra Lao động và việc làm: https://www.gso.gov.vn/

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10

STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Đánh giá điểm

1 Trần Ngọc Trang 20K660117 A 2 Trần Thị Thanh Trang 20K660119 A 3 Vương Quốc Triệu 20K660120 C+ 4 Nguyễn Kiều Trinh 20K660121 B 5 Nguyễn Cẩm Tú 20K660124 A 6 Nguyễn Đăng Tú 20K660125 A 7 Đặng Thanh Tùng 20K660128 A 8 Nguyễn Khánh Tùng 20K660129 C+ 9 Đặng Vũ Tú Uyên 20K660130 B 10 Lê Quốc Việt 20K660131 B 11 Đồng Minh Sơn 17K640114 A

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tác ĐỘNG CSTK đến sản LƯỢNG và VIỆC làm của VIỆT NAM (2015 2020) KHUYẾN NGHỊ CHO năm 2021 (Trang 34 - 36)