Các loại thang đánh giá

Một phần của tài liệu tieu-chuan-tcvn-8702-2011-danh-gia-ngoai-chat-luong-san-pham-phan-mem (Trang 72 - 73)

2. Tính thỏa mãn 1 Không áp dụng Không áp dụng 1.

C.1. Các loại thang đánh giá

Một trong các loại thang đánh giá sau phải được xác định cho mỗi hệ đo, khi người sử dụng các phép đánh giá có kết quả của phép đo và sử dụng hệ đo để tính toán hoặc so sánh. Giá trị trung bình, tỷ lệ hay các giá trị khác nhau có thể không có ý nghĩa cho một vài hệ đo. Các loại thang đánh giá là: thang danh nghĩa, thang thứ tự, thang khoảng cách, thang tỷ lệ, và thang tuyệt đối. Thang đánh giá luôn được xác định M' =F(M); trong đó F là một hàm được thừa nhận của M. Đồng thời mô tả của mỗi loại thang đo chứa mô tả một hàm được thừa nhận (nếu M là một phép đánh giá thì M’ =F(M) cũng là một phép đánh giá).

(a) Thang danh nghĩa

M' = F(M) trong đó F là hàm ánh xạ một-một.

Thang này bao gồm việc phân loại, ví dụ, các loại lỗi phần mềm (dữ liệu, điều khiển,...). Giá trị trung bình chỉ có ý nghĩa nếu nó được tính với tần suất của chung một loại. Tỷ số có ý nghĩa chỉ khi nó được tính với cùng tần suất của mỗi loại được ánh xạ. Do đó, tỷ số và giá trị trung bình có thể được sử dụng để thể hiện sự khác nhau về tần suất của cùng một loại giữa các trường hợp sớm và muộn hoặc hai trường hợp tương tự. Mặt khác, chúng có thể được sử dụng để so sánh tần suất của mỗi loại khác nhau tương ứng.

(b) Thang thứ tự

M’ = F(M) trong đó F là bất kỳ hàm đơn điệu tăng được ánh xạ như sau, M(x) >= M(y) thì M'(x) >=M'(y).

Thang này bao gồm việc sắp xếp, ví dụ, lỗi phần mềm theo thứ tự nghiêm trọng (không đáng kể, đáng kể, nghiêm trọng, thảm họa). Giá trị trung bình chỉ có ý nghĩa chỉ khi nó được tính với tần suất của thứ tự ánh xạ giống nhau. Tỷ số chỉ có ý nghĩa khi nó được tính với tần suất của mỗi thứ tự ánh xạ riêng. Do đó, tỷ số và giá trị trung bình có thể được sử dụng để mô tả sự khác nhau về tần suất của cùng một thứ tự giữa các trường hợp sớm hoặc muộn hoặc giữa hai trường hợp tương tự. Trong trường hợp khác, chúng có thể được sử dụng để so sánh tần suất của từng thứ tự.

Ý nghĩa. Mỗi trường hợp sẽ phụ thuộc vào vị trí của nó theo thứ tự, ví dụ ở giữa.

(c) Thang khoảng cách

M' = aM + b (a>0)

Thang này bao gồm các thang tỷ lệ được sắp xếp trong đó sự khác nhau giữa hai hệ đo có ý nghĩa thực nghiệm. Tuy nhiên tỷ lệ của hai hệ đo trong một khoảng thang có thể không có cùng ý nghĩa thực nghiệm.

Ví dụ. Nhiệt độ (độ C, độ F, độ K), khác nhau giữa thời gian tính toán thực tế và thời gian dự báo. Ý nghĩa: Giá trị trung bình và bất cứ cái gì phụ thuộc vào thứ tự.

(d) Thang tỷ lệ

M' - aM (a>0)

Thang này bao gồm các thang tỷ lệ được sắp xếp trong đó sự khác nhau giữa hai hệ đo và là tỷ lệ của hai hệ đo có cùng ý nghĩa thực nghiệm. Giá trị trung bình và tỷ số có ý nghĩa tương ứng và chúng mang lại ý nghĩa thực tế cho các giá trị.

Ví dụ: Chiều dài, khối lượng, thời gian, kích cỡ, số đếm. Ý nghĩa: Trung bình nhân, phần trăm.

(e) Thang tuyệt đối

M’ = M chúng có thể được đo bởi chỉ một cách.

Bất cứ một trạng thái nào liên quan tới hệ đo đều có ý nghĩa. Ví dụ, kết quả của phép chia một hệ đo loại thang tỷ lệ bởi một hệ đo loại thang đo tỷ lệ khác có đơn vị đo giống nhau là thang tuyệt đối. Phép đo loại thang tuyệt đối trong thực tế là không có đơn vị.

Ví dụ: Số dòng của đoạn mã có giải thích được chia cho tổng các dòng mã lệnh. Ý nghĩa: Bất kỳ cái gì.

Một phần của tài liệu tieu-chuan-tcvn-8702-2011-danh-gia-ngoai-chat-luong-san-pham-phan-mem (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w