Các giai đoạn phối trộn sản phẩm: Bước 1: Tối đa công suất các phân xưởng.
Bước 2: Thiết lập các ràng buộc liên quan đến nhu cầu, tính chất tiêu chuẩn sản phẩm.
Bước 3: Tối ưu phối trộn của từng sản phẩm đảm bảo nhu cầu, tính chất tiêu chuẩn (bằng cách dùng solver).
Bước 4: Điều chỉnh lại công suất phân xưởng nếu cần thiết.
Bước 5: Tối ưu cân bằng năng lượng: đảm bảo chênh lệnh giữa năng lượng cung cấp do các SP trung gian còn dư và năng lượng tiêu thụ bởi các phân xưởng là < 10%
Năng lượng cung cấp do các sản phẩm trung gian. Năng lượng tiêu thụ bởi các phân xưởng.
Nếu không đảm bảo thì phải điều chỉnh lại công suất các phân xưởng; điều chỉnh lại phối trộn; điều chỉnh lại nhu cầu thị trường.
Bảng 3. 9 Tiêu lượng cung cấp do các sản phẩm trung gian
Fuel ton Fuel oil equivalent /kiloton fuel
Light Ends H2 2.75 C2- 1.22 C3 1.18 C 4 1.16 ADU fractions LN 1.11 HN 1.11 KER 1.10 LGO 1.07 HGO 1.05 AR 1.00 VDU fractions VD 1.00 VR 1.00 FCC fractions LCO 1.00 HCO 1.00 VB Unit VB. Residue 0.85 Nguyên tắc tính toán các tính chất:
Nhóm 7 – Conson Storm Refinery 84
Áp suất hơi bão hòa Reid RVP : molar blending. Hàm lượng S : mass blending.
Điểm chớp cháy, điểm chảy và độ nhớt: Cộng tính thông qua chỉ số trộn lẫn (Blending Index): Dùng đồ thị để tra chỉ số trộn lẫn của từng sản phẩm trung gian, gọi là Blending Index hay Flash Point Index…. (Database trang 21, 22, 23 và 24). Tính toán cộng tính theo khối lượng hay thể tích để xác định chỉ số trộn lẫn của sản phẩm phối trộn: Flash Point và Pour Point (cộng tính khối lượng); Viscosity (cộng tính theo khối lượng hoặc thể tích tùy đồ thị tra chỉ số trộn lẫn). Sau đó, dùng đồ thị để xác định lại tính chất điểm chớp cháy, điểm chảy và độ nhớt của sản phẩm phối trộn.
Mô tả thuật toán phối trộn sản phẩm:
Từ các dữ liệu ban đầu (assay dầu thô, điểm cắt các phân đoạn, công suất dầu thô của nhà máy,...) ta tính toán cân bằng vật chất, cũng như tính chất sản phẩm cho các phân xưởng có trong nhà máy. Ở lần tính toán đầu tiên, ta chọn công suất xử lý nguyên liệu tối đa cho các phân xưởng (100%). Sau khi tính toán cân bằng vật chất và tính chất các sản phẩm cho các phân xửng, ta thiết lập bảng cân bằng vật chất và bẳng tóm tắt tính chất cho từng phân xưởng và tính toán phần năng lượng sử dụng cho các phân xưởng. Tiếp đó, thiết lập bảng cân bằng vật chất tổng cho toàn nhà máy thể hiện sự cân bằng giữa lượng nguyên liệu đầu vào và tổng sản phẩm đầu ra; thiêt lập bảng tổng kết tính chất các bán sản phẩm trước khi tiến hành phối trộn. Tiếp theo, ta tiến hành phối trộn sản phẩm từ các nguồn bán sản phẩm. Phối trộn sản phẩm phải thỏa mãn các điều kiện ràng buộc về nhu cầu sản phẩm và tiêu chuẩn sản phẩm, sử dụng công cụ Solver của Excel. Nếu phối trộn sản phẩm đạt về nhu cầu và tiêu chuẩn, ta tiến bước tiếp theo là kiểm tra cân bằng năng lượng. Nếu phối trộn không đạt nhu cầu hoặc tiêu chuẩn hoặc cả hai ràng buộc, ta phải thay đổi lưu lượng các bán sản phẩm đem đi phối trộn, để thay đổi lượng bán sản phẩm ta quay lại bước tính toán cân bằng vật chất các phân xưởng và chọn lại công suất cho phân xưởng, để thu được lượng sản phẩm phù hợp. Ở bước kiểm tra cân bằng năng lượng ta thực hiện: Tính toán và so sánh năng lượng cung cấp do các sản phẩm trung gian còn dư và năng lượng tiêu thụ bởi các phân xưởng sao cho đảm bảo sự chênh lệnh giữa năng lượng cung cấp do các SP trung gian còn dư và năng lượng tiêu thụ bởi các phân xưởng là < 10%. Nếu thỏa mãn điều kiện về cân bằng năng lượng, ta có được kết quả và thiết lập bảng cân bằng vật chất sau phối trộn và bảng cân bằng năng lượng. Nếu chưa, ta quay lại bước tính toán cân bằng vật chất cho các phân xưởng và chọn lại công suất xử lý cho các phân xưởng, rồi thực hiện các bước tiếp theo.
Nhóm 7 – Conson Storm Refinery 85
Nhóm 7 – Conson Storm Refinery 86