- Cài đặt VTP
Chương 3: Giao thức cây mở rộng (Spanning Tree Protocol)
3.2.2.2. Lựa chọn Root-Port
- Là cổng cung cấp đường về Root-Switch mà có tổng chi phí đường đi là nhỏ nhất. - Khi lựa chọn Root-port thì Root-Switch không tham gia quá trình lựa chọn này. - Mỗi Switch không phải là Root Switch chỉ có 1 Root-port.
- Để xác định được chi phí đường đi tích lũy của một cổng đến Switch làm Root-Switch ta thực hiện tính ngược từ Root-Switch về cổng đó theo quy tắc:
• Đi ra : không cộng cost
• Đi vào : cộng cost
Hình 3.6. Lựa chọn Root-Port bằng cách tính tổng chi phí đường đi
Trên hình 3.6, so sánh theo địa chỉ MAC thì Switch 1 sẽ được chọn làm Root-Switch. + Tại Switch 2: ta thấy từ Switch 1 đi vào Switch 2 qua cổng e0/1 nên có tổng chi phí đường đi = 100. Cổng e0/3 có chi phí đường đi tích lũy là 300 (cổng e0/1 của Switch 3 + cổng e0/3 của Switch 4 + cổng e0/3 của Switch 2). Qua đó, cổng e0/1 sẽ được chọn làm Root-Port trên Switch 2
+ Tương tự trên Switch 3 thì cổng e0/1 sẽ là Root-Port của Switch 3
+ Tại Switch 4, có thể thấy được chi phí đường đi tích lũy giữa hai cổng e0/3 và e0/1 đều bằng nhau nên Switch 4 sẽ so sánh Bridge-ID của hai Switch đấu nối với hai cổng này để xác định Root-port, Switch nào có Bridge-ID nhỏ hơn sẻ được ưu tiên hơn. Coi như độ ưu tiên của Switch là như nhau, như vậy do MAC của Switch 2 nhỏ hơn Switch 3 nên cổng e0/1 được chọn làm Root-port của Switch 4.
Ta xét trường hợp sau :
Hình 3.7. Lựa chọn Root-port bằng cách sử dụng Port-ID
Giữa Switch 2 và Switch 4 có thêm một đường dự phòng. Như vậy tại Switch 4, cổng e0/1 và e0/0 đều có giá trị chi phí đường đi như nhau và cùng đều đấu nối với Switch 2 nên không thể lựa chọn được Root-Port bằng cách tính tổng chi phí đường đi. Do đó ngoài việc sử dụng cách tính tổng chi phí đường đi thì còn sử dụng thêm giá trị Port-ID.
Port-ID được dùng để định danh cho mỗi cổng của Ethernet LAN gồm: Port-priority (0-255 mặc định là 128) và Port-number (là số vị trí vật lý trên port của Switch).
Trong trường hợp này sẽ tiến hành so sánh cổng nào đấu nối đến đầu xa có Port-ID nhỏ hơn sẻ được chọn làm Root-port. Tiến trình so sánh này sẻ tiến hành so sánh Port- priority trước rồi mới đến Port-number.Giả sử các cổng này đều có giá trị độ ưu tiên là 128 thì cổng e0/0 sẽ được bầu chọn làm Root-port vì nó đấu nối đến e0/2 còn e0/1 thì đấu nối tới e0/3 (2<3).
Nếu e0/1 và e0/0 đều có cùng tổng chi phí đường đi, cùng giá trị độ ưu tiên và đều có cùng một kết nối đến một Port-ID đầu xa, lúc này ta sử dụng thông số Port-number để quyết định Root-port, do (0<1) nên e0/0 được chọn làm Root-port.