Hiện đại hóa công nghệ sử dụng và tăng cuờng đầu tư cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu 09_ DAO THUY LINH (Trang 105 - 123)

7. Kết cấu luận văn

3.2.7. Hiện đại hóa công nghệ sử dụng và tăng cuờng đầu tư cơ sở vật chất

Nâng cao chất lượng các trang thiết bị kỹ thuật ảnh hưởng đến nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng có nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Trong đó, cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ hoạt động thẻ là 1 nhân tố chủ quan góp phần đảm bảo cho KD thẻ phát huy hiệu quả. BIDV Đống Đa phải đào tạo 1 lực lượng nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao trong bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống máy móc trang thiết bị của nghiệp vụ thẻ. Đội ngũ này nên được tổ chức riêng biệt so với đội ngũ kỹ thuật của BIDV Đống Đa để chịu trách nhiệm riêng về kỹ thuật của hoạt động thẻ. Khi cần thiết luôn có nhân viên kỹ thuật xử lý kịp thời. Lực lượng này phải có kiến thức chuyên sâu về trang thiết bị máy móc thanh toán thẻ, công nghệ thẻ. BIDV Đống Đa nên tạo điều kiện cho đội ngũ này được đi đào tạo, tham gia tại các nước trên thế giới có hệ thống kỹ thuật hiện đại để họ tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm khi về nước. Nhờ thế, trong trường hợp xảy ra các sự cố trục trặc, ta không phải mời chuyên gia của nhà cung ứng sang sửa chữa. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng có thể tuyển thêm cán bộ chuyên ngành tin học cho hoạt động thẻ.

BIDV chi nhánh Đống Đa phải nâng cao chất lượng thiết bị kỹ thuật hiện có, có chế độ bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hệ thống máy móc hoạt động trơn tru và đáp ứng mục tiêu KD. yêu cầu KD và khách hàng.

Khai thác triệt để, áp dụng triệt để hệ thống thẻ Sema tiêu chuẩn quốc tế, giao diện với hệ thống Silverlake là hệ thống xử lý kế toán chính, giảm dần các chương trình giao diện để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống công nghệ thẻ. Xây dựng và duy trì một hệ thống dự phòng hiệu quả để vận hành thẻ cả về thiết bị và nhân lực. Trung tâm công nghệ thông tin chuyển giao công nghệ thẻ cho các trung tâm thẻ được quản lý. Phối hợp chặt chẽ với các đối tác nước ngoài có liên quan để khắc phục các lỗi hệ thống, gây tắc nghẽn trong việc sử dụng thẻ khách hàng.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing cho thẻ tín dụng của BIDV Đống Đa trong chương 2, trong chương 3 đã đưa ra các giải pháp Marketing nhằm phát triển thẻ tín dụng tại BIDV Đống Đa.

Các giải pháp được đưa ra mang tính thực tiễn, gắn liền với thực trạng hiện tại của BIDV Đống Đa, góp phần giải quyết những tồn tại trong hoạt động marketing thẻ tín dụng của BIDV Đống Đa.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng nhà nước và Hội sở chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động marketing cho thẻ tín dụng tại BIDV Đống Đa phát triển .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với đề tài “Marketing cho thẻ tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ

phần Đầu Tư và phát Triển Việt Nam, chi nhánh Đống Đa, Hà Nội” tác giả đã tiếp cận hai vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm trong nền kinh tế hiện nay với thị trường tài chính ngân hàng là marketing dịch vụ và phát triển sản phẩm thẻ tín dụng – hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Lý thuyết về marketing, đặc biệt là marketing dịch vụ – marketing ngân hàng đã được tác giả nghiên cứu và phân tích và vận dụng trong việc xây dựng chiến lược marketing sản phẩm thẻ tín dụng ngân hàng.

Vận dụng lý thuyết về marketing dịch vụ kết hợp với những nghiên cứu, sưu tầm và phân tích, đánh giá về chiến lược phát triển của BIDV Đống Đa cùng với chiến lược phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, tác giả đã tìm ra được những hạn chế cũng như nguyên nhân trong chiến lược phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tại đây.

Cùng với sự phân tích, đánh giá sự phát triển của BIDV Đống Đa, sự thay đổi trong hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong lĩnh vực phát triển thẻ tín dụng quốc tế và tình hình tín dụng của thị trường – một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của sản phẩm thẻ tín dụng. Dựa vào những phân tích và đánh giá đối với hoạt động marketing thẻ tín dụng cũng như một số hoạt động có liên quan, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tang cuờng marketing cho sản phẩm thẻ tín dụng tại BIDV Đống Đa. Bên cạnh đó, trong luận văn tác giả cũng kiến nghị các điều kiện để có thể giúp BIDV Đống Đa có thể thực hiện tốt hơn hoạt động marketing cho sản phẩm thẻ tín dụng.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và phân tích, nhưng do hạn chế điều kiện về thời gian và kiến thức nên luận văn mới chỉ dừng lại ở những đề xuất quan trọng, chưa đưa ra chi tiết các điều kiện và thực thi. Với mong muốn phát triển sản phẩm thẻ tín dụng BIDV Đống Đa nói riêng và BIDV Việt Nam nói chung thành một thương hiệu thẻ lớn trên thị trường cùng với sự phát triển thương hiệu của ngân

hàng với các dịch vụ bán lẻ, tác giả hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp tích cực cho BIDV Đống Đa trong hoạt động marketing cho thẻ tín dụng tại Chi nhánh.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Ngân hàng nhà nước

Trên cơ sở phân tích thực trạng KD Thẻ tín dụng tại BIDV Đống Đa cho thấy, thẻ là một sản phẩm mới đang có sức hấp dẫn đối với thị trường Việt Nam – một thị trường đầy tiềm năng. Trong tương lai sẽ có rất nhiều ngân hàng thương mại cùng tham gia vào hoạt động KD này. Để giúp đỡ NHTM nói chung và BIDV Đống Đa nói riêng, ngân hàng nhà nước với chức năng là “ngân hàng của các ngân hàng” trong giai đoạn này cần đặc biệt quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện và chỉ đạo thường xuyên hoạt động này.

Ngân hàng nhà nước cần sớm thành lập trung tâm thanh toán bù trừ dành riêng cho các giao dịch thanh toán thẻ trong nước. Theo đó thẻ do BIDV Đống Đa phát hành được đem thanh toán tại một ngân hàng khác trong nước mà không thuộc hệ thống BIDV Đống Đa thì giao dịch này không phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán ủa tổ chức thẻ quốc tế mà thực hiện thanh toán bù trừ giữa hai ngân hàng. Do đó tiết kiệm được chi phí. Trung tâm này sẽ vận hành theo cơ chế thỏa thuận giữa các thành viên, phân chia chi phí, thu nhập và rủi ro giữa các thành viên liên quan, giải pháp kỹ thuật bảo vệ tính tiện lợi và an toàn của thẻ, cơ chế hợp tác hỗ trợ chiến lược phát triển của các thành viên và thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Về sự bất cập giữa cơ chế KD thẻ tín dụng và quy định hiện hành về quản lý ngoại hối Thẻ tín dụng: các cơ quan quản lý kinh tế xã hội và pháp luật cần có sự quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn như:

+ Đề nghị các ngân hàng phát hành thẻ trong nước hạ bớt hạn mức tín dụng sao cho thẻ được phát hành trong nước bằng VND có mệnh giá thích hợp để khi sử dụng ở nước ngoài quy đổi ra USD phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối

+ Nên ban hành quy chế pháp lý rõ ràng đối với các loại thẻ phát hành trong nước, sử dụng ở nước ngoài và thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành được sử dụng và thanh toán trong nước.

Ngân hàng cùng từng bước hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư. Đây là chính sách vĩ mô của nhà nước và ngân hàng nhà nước, có như vậy mới góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, mà thành là một trong số đó.

2.2. Với nhà nước

- Tổ chức tốt công tác giáo dục xây dựng ý thức nề nếp cho người dân. Nhà nước cần đưa ra các quy định, các hình phạt thật chặt chẽ đối với những ai không có ý thức bảo vệ giữ gìn máy móc. Bởi bất kỳ một sự vô ý thức phá phách nào cũng gây thiệt hại về tiền của, sức lực của xã hội. Chi phí bỏ ra bảo vệ máy, sửa chữa máy có thể còn cao hơn lợi nhuận thu được từ máy này. Do đó, cần có sự can thiệp và quản lý của nhà nước trong việc ý thức kỷ luật tự giác trong cộng đồng.

- Tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, trình độ hiểu biết cho mọi tầng lớp dân cư về ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thực hiện chính sách miễn giảm, ưu đãi đối với các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho KD thẻ. Nhà nước nên giảm thuế hoặc miễn thuế đối với các thiết bị nhập khẩu để phục vụ KD thẻ.

- Tạo điều kiện cho ngành ngoại thương, du lịch, hàng không phát triển.

Tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian trở lại đây thực sự đem đến những thuận lợi đối với dịch vụ thẻ ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả KD Thẻ tín dụng, BIDV Đống Đa cần thực hiện kết hợp nhiều giải pháp. Bên cạnh đó BIDV Đống Đa cũng như các ngân hàng khác KD thẻ cần có sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía nhà nước, từ ngân hàng nhà nước. Với các giải pháp và kiến nghị trên đây, hy vọng hạn chế được phần nào những tồn tại cũng như giải quyết được những bất cập trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính

phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Chính phủ (2016), Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Hà Duyên (2019), “Thẻ tín dụng đang thất thế trong cuộc đua thanh toán không tiền mặt ở châu Á”, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư, Tháng 7/2019.

4. Phạm Thị Bích Duyên (2016), “Chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

5. Don Sexton, Phan Thăng và Cộng sự biên dịch (2017), Marketing Căn Bản,

Nxb Lao Động, Hà Nội.

6. Trần Minh Đạo (2016), Giáo trình marketing căn bản, Nxb Đại học Kinh Tế

Quốc Dân, Hà Nội.

7. Phạm Thùy Giang (2018), “Geo - Marketing ứng dụng trong ngân hàng bán lẻ ở

Việt Nam”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Viện chiến lược Ngân hàng,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

8. Diệp Thị Cẩm Hà (2014), “Giải pháp về marketing mix nhằm phát triển thẻ tín dụng ngân hàng tại ngân hàng NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) đến năm 2018”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 9. Đỗ Thị Thu Hà (2016), “Đánh giá hiệu quả marketing trong phát triển dịch vụ

ngân hàng hiện đại tại Techcombank - góc nhìn từ sự hài lòng của khách hàng”,

Tạp chí Khoa học và Ngân hàng, Tháng 7.2016, Số 170

10. Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 8/2019.

11. Hoàng Thị Thanh Hằng và cộng sự (2015), Marketing dịch vụ tài chính, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Phạm Thị Huyền (2018), Marketing dịch vụ, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân,

13. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

14. Hiệp hội thẻ Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

15. Văn Thị Minh Khai (2012), “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng

TMCP Quân Đội - Chi nhánh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại

học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

16. Philip Kotler (người dịch Nguyễn Khoa Hồng Hạnh và cộng sự) (2017) dịch,

Tiếp thị 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang Công nghệ số, Nxb Trẻ, Hà Nội. 17. Nguyễn Thu Lan (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu

trong nội bộ các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thùy Linh (2016), “Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình”,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

19. Ngô Thị Tuyết Mai (2017), “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Thương Tín”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.Hồ

Chí Minh.

20. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019), “Phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank chi nhánh

Bắc Kạn”, http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat-trien-dich-vu-the-tai-

agribank-chi-nhanh-bac-kan-302727.html, truy cập lúc 10: 03 ngày 27/02/2019

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các

Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 19/2016/TT-NHNN về quy

định về hoạt động thẻ ngân hàng, Hà Nội.

23. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và phát Triển Việt Nam chi nhánh Đống Đa (2016, 2017, 2018), Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng, Hà Nội. 24. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và phát Triển Việt Nam chi nhánh

Đống Đa (2019), Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng 06 tháng đầu năm

25. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đống Đa (2016-2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

26. Võ văn Quang (2018), 22 nguyên tắc cơ bản của Marketing thương hiệu, Nxb

Thế giới mới, Hà Nội.

27. Trần Minh Quang (2013), “Giải pháp Marketing cho dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định”, Luận văn thạc sĩ quản trị KD, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

28. Nguyễn Thị Minh Tâm (2015), “Giải pháp Marketing trong KD dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đà Nẵng”,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

29. Đào Cẩm Thủy (2019), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đối với

thương hiệu ngân hàng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm”, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

30. Đoàn Kim Thêu (2018), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi xem quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

31. Trần Thị Phương Thảo (2016), “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

32. Đặng Việt Tiến (2015), Giáo trình marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

33. Nguyễn Mạnh Tuân (2015), Marketing - cơ sở lý luận và thực hành, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Trịnh Quốc Trung chủ biên (2015), Marketing Ngân hàng, Nxb Thống kê thành

phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.

35. Đoàn Thị Hồng Vân (2017), 10 bước cất cánh thương hiệu, Nxb Lao Động - Xã

Hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Hồng Yến (2016), “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế,

Một phần của tài liệu 09_ DAO THUY LINH (Trang 105 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w