Hải Dương tỉnh Hải Dương
Trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cần đẩy mạnh phong trào xây dựng GĐVH, khu phố văn hoá, cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hoá và phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư nhằm giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, xây dựng văn hoá mới ở nông thôn là của dân, do dân và vì dân, không chạy theo thành tích, duy ý chí.
Lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp có nhận thức sâu sắc vai trò ý nghĩa của công tác xây dựng đời sống văn hoá trong sự nghiệp CNH - HĐH từ đó có kế hoạch tổ chức cuộc vận động rõ ràng, cụ thể, khoa học, có đầu tư kinh phí đúng mức, không dàn trải và có cán bộ tích cực, gương mẫu chỉ đạo thực hiện.
Các ban ngành, đoàn thể phải là lực lượng đi đầu trong các phong trào, phối hợp liên kết chỉ đạo phong trào xây dựng đời sống văn hoá một cách toàn diện. Cần sử dụng các cá nhân tích cực, có uy tín trong xã hội làm nòng cốt như: Thầy, cô giáo, người cao tuổi, trưởng khu phố... Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức là người đi đầu trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá.
Phát huy vai trò của các ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện phong trào phải được sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hàng năm, có sự động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, gia đình, tập thể làm tốt. Đồng thời có sự điều chỉnh, sửa đổi những nội dung qui ước thôn, bản chưa phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng yêu cầu của người dân.
Khơi dây niềm tự hào, truyền thống văn hoá dân tộc đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, khuyến học, khuyến tài, phát huy những tài năng sáng tạo.