Kết quả cài đặt hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống gợi ý và hỗ trợ tìm kiếm học bổng du học (Trang 88)

Kết quả đạt được là một hệ thống dạng website có hỗ trợ các chức năng như tìm kiếm học bổng, so sánh học bổng, các chức năng của người dùng, chức năng quản lý của quản trị viên và đặc biệt là chức năng gợi ý học bổng cho người dùng. Chức năng gợi ý với 3 kịch bản gợi ý, kịch bản đầu tiên trợ giúp người dùng tiếp cận với những học bổng phù hợp với sở thích dài hạn (sở thích do người dùng tự cài đặt, người dùng thêm vào yêu thích), kịch bản thứ 2 người dùng có thể tiếp cận với các học bổng tương tự với học bổng người dùng đang xem. Kịch bản thứ 3 khai thác sở thích ngắn hạn của người dùng, cho người dùng cơ hội để đánh giá, phản hồi về học bổng đã được gợi ý ở 2 kịch bản trước để tính lại gợi ý, cải thiện kết quả gợi ý trở nên chính xác hơn.

Minh họa các chức năng chính như sau:

Hình 5.5 Màn hình gợi ý học bổng dựa trên phản hồi người dùng

Hình 5.6 Màn hình so sánh học bổng

Hình 5.8 Màn hình quản lý danh sách yêu thích

Hình 5.9 Màn hình đăng nhập

Hình 5.11 Màn hình đăng ký – 2

Hình 5.12 Màn hình đăng ký – 3

Hình 5.14 Màn hình Phân loại ngành học

Hình 5.16 Màn hình quản lý tài khoản QTV 5.3 Kết quả kiểm thử

STT Tên chức năng Thành công Thất bại Chưa kiểm thử Tổng cộng

1 Đăng nhập 5 0 0 5 2 Đăng ký 5 0 0 5 3 Đăng xuất 1 0 0 1 4 Tìm kiếm 8 0 0 8 5 So sánh 2 0 0 2 6 Xem HB gợi ý 2 0 0 2

7 Chi tiết bài đăng HB 4 0 0 4

8 Gợi ý dựa trên phản hồi 7 0 0 7

9 Quản lý thông tin cá nhân 8 0 0 8

10 Quản lý danh sách yêu thích 4 0 0 4

11 Quản lý nguồn trích rút 3 0 0 3

12 Báo cáo 1 0 0 1

13 Quản lý tài khoản QTV 4 0 0 4

14 Phân loại ngành học 2 0 0 2 Tổng cộng 56 0 0 56 Tỷ lệ được kiểm thử 56/56 Tỷ lệ thành công 56/56 Bảng 5.1 Bảng kết quả kiểm thử

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 6.1 Kết luận

Đồ án “Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học” đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm kiếm học bổng và giảm bớt được thời gian lựa chọn học bổng từ rất nhiều nguồn đăng học bổng khác nhau.

Nội dung đồ án đã đạt được:

- Tính khả thi: Hệ thống đã được xây dựng hoàn chỉnh có các chức năng cơ bản và đặc biệt là các chức năng gợi ý cho người dùng.

- Tính chính xác:

 Các thông tin học bổng được trích rút để sử dụng tìm kiếm và gợi ý là chính xác, không chỉnh sửa.

 Trích rút tại các trang web uy tín với việc lọc các học bổng dành cho người Việt Nam hoặc cho khu vực bao gồm Việt Nam, mỗi học bổng trích rút đều có liên kết trực tiếp đến trang web nộp đơn của nhà trường, tổ chức (nơi cung cấp học bổng)

 Tất cả các học bổng đều được thu trích rút tự động (1 ngày/ 1 lần hoặc có thể cài đặt ở chức năng Quản lý nguồn trích rút của quản trị viên) nên đảm bảo luôn có nhiều học bổng còn hiệu lực để lựa chọn. - Tính thực tế: Học bổng là một phần thưởng mà ai cũng muốn có để hỗ trợ

phần nào cho giấc mơ du học, nên việc tìm kiếm và lựa chọn cho mình một học bổng phù hợp là điều rất cần thiết. Hiện nay có nhiều trang web Việt Nam có đăng bài về các học bổng nhưng phần lớn các bài đăng với nội dung không đồng nhất, thường chỉ có chức năng tìm kiếm với 2-3 trường thuộc tính. Trang web của đồ án có sự cải tiến hơn, đã có thêm chức năng với nhiều thuộc tính tìm kiếm, các bài đăng được trình bày có cấu trúc và đặc biệt đã cung cấp chức năng gợi ý cho người dùng.

Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em đã học được một số kiến thức và kỹ năng như:

- Nắm được các kiến thức cơ bản về hệ gợi ý, hiểu được ý tưởng của những kỹ thuật gợi ý phổ biến như collaborative recommendation, content-based recommendation, knowledge-based recommendation,…

- Áp dụng kiến thức về hệ gợi ý và việc hiểu bài toán thực tế để đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp. Sau đó cài đặt vào hệ thống.

- Kỹ năng xây dựng một hệ thống toàn diện từ phân tích các yêu cầu, thiết kế hệ thống đến hoàn thiện cài đặt hệ thống.

- Kỹ năng tổng hợp thông tin và thu thập dữ liệu sử dụng các công cụ có sẵn. - Kỹ năng lập trình, tối ưu code, module hóa các code để đạt được hiệu năng

tốt nhất.

Ngoài ra em còn được học hỏi từ thầy hướng dẫn các kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo, đọc tài liệu và phát triển tư duy lập trình cũng như tư duy thiết kế.

6.2 Hướng phát triển của đồ án

Mặc dù nội dung đồ án đã đáp ứng được yêu cầu đề ra ban đầu của đồ án nhưng do thời gian thực hiện đồ án và hạn chế của bản thên nên hệ thống vẫn còn nhiều vấn đề và hạn chế cần giải quyết, trong phần này em xin được trình bày hướng phát triển đồ án trong tương lai để hệ thống được hoàn thiện và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

1. Xem xét việc cập nhật các sở thích dài hạn dựa trên tương tác người dùng: Sở thích dài hạn của người dùng là kết hợp của sở thích thực tế (do người dùng tự cài đặt) và sở thích ngầm hiểu. Hiện tại hệ thống thực hiện việc tính toán lại các sở thích dài hạn của người dùng (sở thích ngầm hiểu) dựa trên hành động thêm học bổng vào danh sách yêu thích và apply học bổng, nhưng việc làm này vẫn cần phải xem xét và đánh giá thêm về hiệu quả.

2. Xử lý các tương tác người dùng: Hiện tại hệ thống chưa có nhiều người dùng nên việc dựa vào các tương tác để đánh giá mức độ yêu thích của người dùng còn chưa khách quan nhưng sau khi hệ thống có nhiều người dùng việc đánh giá các tương tác sẽ trở nên hữu dụng để áp dụng các phương pháp gợi ý khác như lọc cộng tác.

3. Cụ thể hóa giá trị học bổng: Hiện tại các học bổng có 6 trường thuộc tính được trích rút là Quốc gia, Trường học, Ngành học, Bậc học, Giá trị HB, Thời hạn nộp đơn. Trường Giá trị học bổng chỉ có 2 giá trị là Bán phần và Toàn phần, hướng phát triển là cụ thể hóa giá trị Bán phần là giá trị bao nhiêu, được hưởng các trợ cấp như nào, nhờ đó các học bổng bán phần sẽ có giá trị khác nhau giúp cho viêc so sánh các học bổng chi tiết hơn.

4. Thu thập thêm trường Requirement: Hiện tại hệ thống thu thập giá trị Requirement dưới dạng văn bản nên không thể đưa vào vector sở thích của người dùng phục vụ tính độ tương đồng, nên hướng phát triển thứ nhất là xử lý Requirement dưới dạng vector văn bản, sử dụng tf.idf để vector hóa và tính độ tương đồng. Hướng thứ 2 là sử dụng phương pháp Nhận diện thực thể có tên để đưa Requirement về dạng có cấu trúc là (key-value) nhưng việc thực hiện này cũng đòi hỏi bộ dữ liệu để nhận diện dựa trên học máy.

5. Thiết kế các testcase để kiểm thử hệ thống một cách chi tiết nhất và khắc phục các lỗi để đảm bảo hệ thống hoàn thiện hơn.

6. Thêm các báo cáo thống kê cụ thể hơn vào chức năng Báo cáo của quản trị viên, để quản trị viên có thể quan sát mật độ và mức độ tương tác người dùng một cách trực quan nhất.

7. Kiểm tra trùng lặp học bổng: Các học bổng đăng trên các trang web khác nhau cũng có thể có nguy cơ trùng lặp nên cần xây dựng một cơ chế kiểm tra trùng lặp học bổng dựa vào các thuộc tính và nguồn cung cấp học bổng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Spring Boot," [Online]. Available: https://spring.io/projects/spring-boot. [2] Scrapinghub, Ltd., "Scrapy 2.4 documentation," [Online]. Available:

https://docs.scrapy.org/en/latest/index.html.

[3] D. Jannach, A. Felfernig, G. Friedrich and M. Zanker, Recommender Systems - An Introduction, Cambridge University Press, 2010.

[4] F. Ricci, L. Rokach and B. Shapira, Recommender Systems Handbook, Cambridge University Press, 2011.

[5] "Vue.js," [Online]. Available: https://vuejs.org/.

[6] S. Ramírez, "FastAPI," [Online]. Available: https://fastapi.tiangolo.com/. [7] Oracle Corporation, "MySQL Documentation," [Online]. Available:

https://dev.mysql.com/doc/.

[8] X. Bo and B. Izak, E-Commerce Product Recommendation Agents: Use, Characteristics, and Impact, 2007.

[9] "Study Portals Scholarship," [Online]. Available: https://www.scholarshipportal.com/.

[10] "ScholarshipsAds," [Online]. Available: www.scholarshipsads.com.

[11] "Scholarship Positions," [Online]. Available: https://scholarship- positions.com/.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống gợi ý và hỗ trợ tìm kiếm học bổng du học (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)