KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ ĐỐI VỚI BẢN THÂN Đề bà

Một phần của tài liệu bài soạn văn 6 HK2 (Trang 45 - 60)

Đề bài

Dựa vào bài ở phần viết và thực hiện nói trước lớp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hãy dựa vào những hướng dẫn về quy trình nội và nghe đã học trong bài Những trải nghiệm trong đời để hoàn thành bài nói.

Để bài nói thêm hấp dẫn, thuyết phục, em nên kết hợp bài nói với hình ảnh, bản nhạc, bài hát, clip, đồ vật, gắn với trải nghiệm.

Lời giải chi tiết

Các yêu cầu khi trình bày:

- Câu chuyện có đủ ba phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. - Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

- Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về các nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. - Câu chuyện được kế theo ngôi thứ nhất.

- Các sự việc được kế theo trình tự hợp lí. - Kết hợp kệ với miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện.

- Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện. - Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí.

- Sử dụng hình ảnh, âm nhạc, doạn phim, cổ vật,... khi kể.

Ôn tập bài 9 Câu 1

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em đọc ba văn bản Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây, Và tôi nhớ khói. Hãy điền thông tin vào bảng sau:

Phương pháp giải:

Kẻ bảng vào vở và điền các thông tin.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ghi vào sổ tay những điều em làm mỗi ngày để nuôi dưỡng tâm hồn với những cảm xúc tích cực.

Phương pháp giải:

Học sinh tự ghi vào sổ tay của mình.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự ghi vào sổ tay của mình.

Câu 3

Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ghi lại câu trả lời của em về câu hỏi lớn được đặt ra ở đầu bài học:

Phương pháp giải:

Đây là câu hỏi mở, em trả lời bằng những hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình.

Lời giải chi tiết:

Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro Phần I

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ về cây lúa trong cuộc sống của chúng ta và trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của người Việt Nam. Xét về vật chất, lúa gạo là lương thực quan trọng nhất, không thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày. Xét về tinh thần, cây lúa là

biểu tượng của nền văn minh lúa nước, cho ta những món ăn thơm ngon, tạo nên nền ẩm thực phong phú giúp đời sống tinh thần người Việt phong phú hơn.

Câu 2

Câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.

Phương pháp giải:

Có thể tìm kiếm thông tin trên sách vở, internet để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Lễ xuống đồng là nghi thức bộc lộ trực tiếp, rõ nhất trong lễ nghi nông nghiệp và cũng lại rất thực tiễn, tập trung vào một người là “Mẹ lúa”. Ở làng Cổ Tích (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì), Lễ hạ điền được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 âm lịch. Lễ vật gồm ván xôi gà và ba bó mạ. Ông chúa đồng là người được dân làng chọn cử, chít khăn đỏ, áo đỏ xuống đồng cấy lúa. Khi Chúa đồng cấy xong, dân làng lấy bùn nhão tung vào Chúa đồng làm cho Chúa đồng ướt hết, với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa. Như vậy, ở lễ xuống đồng này người ta thực hiện luôn cả tục cầu nước.

Phần II

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Cây nêu trong lễ cũng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào?

Phương pháp giải:

Theo dõi đoạn đầu văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Vật liệu: cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa.

- Hình thù: gọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lửa nhiều hạt và bốn tia toả ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan), hai ta gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).

Phần III

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin? Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Theo dõi hình thức trình bày và trả lời câu này.

Lời giải chi tiết:

- Dấu hiệu giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin là văn bản này thuật lại đầy đủ những thông tin, sự kiện của lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro :

+ Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội.

+ Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội. + Diễn biến và kết thúc lễ hội.

+ Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống.

- Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc, để người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của vùng miền địa phương.

Câu 2

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động : + Làm cây nêu.

+ Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn.

+ Khi cúng xong, mọi người lên nhà sàn dự tiệc.

- Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra buổi lễ.

Câu 3

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong đoạn văn sau, câu nào tường thuật sự kiện, câu nào miêu tả sự kiện, câu nào thể hiện cảm xúc của người viết?

Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chỉnh để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, liệt kê các câu tường thuật, miêu tả và biểu cảm.

Lời giải chi tiết:

- Câu tường thuật sự kiện:

+ Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.

- Câu miêu tả sự kiện: Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,...

- Câu thể hiện cảm xúc của người viết: Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Câu 4

Câu 4 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có phải là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện? Hãy lí giải.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu lý thuyết về văn bản thuyết minh.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Vì văn bản này là văn bản trình bày, cung cấp thông tin, giải thích về sự vật, hiện tượng xoay quanh lễ hội cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.

Câu 5

Câu 5 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ?

Phương pháp giải:

Từ văn bản, bày tỏ suy nghĩ giữa con người và thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân. Tham khảo câu trả lời dưới đây : Văn bản giúp em hiểu rằng thiên nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Thiên nhiên cung cấp những giá trị vật chất, tinh thần để giúp đời sống con người đầy đủ hơn. Ngược lại, con người biết ơn, chăm sóc thiên nhiên thì sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên đem lại.

Trái Đất - mẹ của muôn loài Phần I

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em cảm nhận thế nào về thiên nhiên quanh em? Vì sao Trái Đất - người Mẹ Thiên Nhiên của chúng ta được mệnh danh là hành tinh xanh?

Phương pháp giải:

Quan sát thiên nhiên quanh em và nêu cảm nhận của em.

Lời giải chi tiết:

- Thiên nhiên xung quanh em rất phong phú và đa dạng. Nhưng hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng do hiệu ứng nhà kính và con người.

- Trái Đất được mệnh danh là hành tinh xanh bởi được chủ yếu bao đọc bởi rừng, cây xanh hay nói cách khác chính là thiên nhiên chiếm hơn nửa trái đất của chúng ta.

Phần II

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết khi nói về Trái Đất?

Phương pháp giải:

Giải nghĩa cụm từ trên, từ đó nêu ra thái độ của người viết.

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện thái độ, tình cảm trân trọng, tự hào của tác giả khi nói về Trái Đất.

Phần III

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 1 và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú: + Những hoạt động địa chất đánh thức và nuôi dưỡng sự sống

+ Các sinh vật có thể sông sót và phát triển, tiến hóa + Có 3/4 bề mặt là nước.

+ Là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.

Câu 2

Câu 2 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy điền vào bảng sau những chi tiết trong đoạn 2 thể hiện sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất theo thời gian:

Phương pháp giải:

Kẻ bảng vào vở, đọc kĩ văn bản và điền vào bảng cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Câu 3 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục có gì khác với các đoạn khác trong văn bản? Nêu tác dụng của cách trình bày đó.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục được in đậm, đánh dấu và gạch ngang chú thích.

- Cách trình bày này có tác dụng giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn theo từng phần, logic hợp lí, chặt chẽ, tạo ấn tượng cho người đọc.

Câu 4

Câu 4 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Phương pháp giải:

Quan sát, theo dõi xem các yếu tố hình ảnh, số liệu có công dụng nào.

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh, số liệu có trong bài giúp làm sáng tỏ đối tượng và nội dung hiện lên đầy đủ, thuyết phục hơn.

Câu 5

Câu 5 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tóm tắt nội dung chính của các đoạn trong văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc lại và tóm tắt nội dung mỗi đoạn.

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính :

- Đoạn 1 : Trình bày sự sống đa dạng, phong phú trên Trái Đất. - Đoạn 2 : Trình bày tiến trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

Câu 6

Câu 6 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tại sao Trái Đất lại được xem là "mẹ nuôi dưỡng muôn loài"?

Phương pháp giải:

Em xét xem vai trò của Trái Đất và trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Mẹ nuôi dưỡng muôn loài là cái tên hay nhất để gọi thiên nhiên bởi vì tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.

Câu 7

Câu 7 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh"?

Phương pháp giải:

Từ những kinh nghiệm về đời sống, xã hội, trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh", chúng ta cần có những biện pháp thiết thực : + Bảo vệ môi trường

+ Giảm rác thải

+ Không chặt phá rừng làm xói mòn đất đá + Bảo vệ động, thực vật hoang dã

+ Tuyên truyền, bảo vệ môi trường…

Hai cây phong Câu 1

Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu và tìm ý.

Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”: - Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát

- Có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắn truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình

- Có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp là cảnh lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

- Có khi nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực khi mưa bão ùa về.

=> Hai cây phong với nhiều cung bậc, trạng thái, được tác giả miêu tả đặc sắc, nhân hóa lên như con người có đầy đủ hơi thở, linh hồn.

Câu 2

Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Có người cho rằng hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này?

Phương pháp giải:

Trả lời theo cách hiểu của em và đưa ra lí do.

Lời giải chi tiết:

Hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này. Vì có những chi tiết cây phong hiện lên đặc sắc, có suy nghĩ, tình cảm, hành động. Nhân vật “tôi” phải yêu mến hai cây phong lắm mới có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm này.

Câu 3

Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?

Phương pháp giải:

Đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Hai cây phong có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”:

- Thuở nhỏ, hai cây phong còn là nơi hội tụ của lũ trẻ và nhân vật “tôi”. Dưới gốc cây chúng vui vẻ đùa giỡn, còn trên cao tít cây phong lại mở ra trước mắt chúng một thế giới lung linh huyền ảo như thế giới cổ tích với dải thảo nguyên hoang vu như mất hút trong làn sương mờ đục, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng mảnh.

- Khi lớn lên, hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Như vậy cây phong là tín hiệu để mỗi đứa con khi về làng định hướng.

Câu 4

Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết và nhận thức của bản thân, em suy nghĩ và trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Theo em, thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên đem lại cho chúng ta sự sống, nguồn lương thực. Thiên nhiên còn giúp ta chống lại những thiên tai, hiểm họa. Thiên nhiên còn làm cho đời sống của mỗi người trở nên trong mát, phong phú hơn.

Thực hành tiếng việt bài 10 Câu 1

Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan

Một phần của tài liệu bài soạn văn 6 HK2 (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w