Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 14.-Luận-án-Pháp-luật-về-đăng-ký-kinh-doanh (Trang 32 - 36)

1.2.1. Cơ sở lý thuyết

Luận án sử dụng học thuyết Mác -LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là hệ thống các tri thức lý luận vê thực hiện pháp luật.

Các quan điểm của Đảng, Nhà nước được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các Nghị quyết của Đảng về: cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt luận án đề cập tới Nghị Quyết số 35 NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Lý thuyết mà Luận án tiếp cận nghiên cứu cụ thể là lý thuyết về quyền tự do kinh doanh với tính cách là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận từ Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 được ghi nhận, và đảm bảo thực thi thuộc trách nhiệm của nhà nước.

Lý thuyết về dân chủ và trách nhiệm trong kinh tế thị trường mà ở đó, quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi tinh thần nhà nước pháp quyền và khi đó, Nhà nước xuất hiện trong kinh tế thị trường như một tác nhân kiến tạo phát triển, không cai trị thị trường và doanh nghiệp mà tạo cơ hội và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường, bảo hộ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc minh bạch và ngăn ngừa rủi ro pháp lý. Các doanh nghiệp có ý thức nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của ng- ười quản lý công ty đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động đồng thời tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình đối với cộng đồng, môi trường, trong đó trách nhiệm đối với xã hội theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Bộ luật lao động Trên cơ sở

Bộ Luật Lao động 2012 và Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động (gọi chung là doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, với tính cách là quyền cơ bản trong một trật tự văn minh, quyền tự do kinh doanh cũng được thực hiện theo những thang bậc và trình tự, thủ tục nhất định. Do vậy, quyền tự do kinh doanh thông qua đăng ký kinh doanh và thực hiện các hoạt động kinh doanh vẫn phải được thực hiện trong khuôn khổ của một trật tự chung, đảm bảo an toàn trong kinh doanh và không xâm phạm các lợi ích xã hội khác.

1.2.2.Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung làm rõ vấn đề pháp luật về đăng ký kinh doanh. Từ những quy định của Hiến pháp, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

Cụ thể các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

(i). Bản chất của hoạt động ĐKKD là gì? Khái niệm và nội hàm của ĐKKD, pháp luật ĐKKD

Dịch vụ này ra đời như thế nào? Ý nghĩa của hoạt động ĐKKD khi tiếp cận vấn đề này dựa trên quyền tự do kinh doanh?

(ii). Quản lý nhà nước đối với ĐKKD là gì? Tác động ĐKKD đối với hoạt động kinh doanh của DN ra sao?

(iii). Những tiến bộ và tồn tại qua hệ thống lý luận chung pháp luật về ĐKKD? Luận án chỉ ra những bất cập của PL về ĐKKD.

(iv). Pháp luật về ĐKKD có ý nghĩa mục đích gì? Hội nhập quốc tế sẽ tác động thế nào đối với nhu cầu và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam.

(v). Các mô hình ĐKKD, cung cấp thông tin về ĐKKD từ đó so sánh, đánh giá những thành công và bất cập của mô hình ĐKKD ở Việt Nam hiện nay.

(vi). Xác lập mô hình ĐKKD phù hợp để áp dụng với tình hình hoạt đông kinh doanh cho DN ở Việt Nam hiện nay.

(vii). Các giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi pháp luật ĐKKD ở Việt Nam hiện nay.

(viii). Những định hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ĐKKD trong Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu

- ĐKKD là một hành vi pháp lý, do các nhà đầu tư chủ động thực hiện. Theo đó, nhà đầu tư công khai hóa trên thương trường sự xuất hiện của mình và thông qua đó, họ được nhà nước và pháp luật bảo hộ và đảm bảo an toàn pháp lý về những hoạt động kinh doanh được công khai hóa.

- ĐKDD là một loại dịch vụ công, được thực hiện bởi một thiết chế do pháp luật chỉ định. Theo đó, cơ quan ĐKKD không phải là cơ quan cấp phép hay ban hành một quyết định hành chính theo nghĩa truyền thống của hành chính cai trị (cấp phép). Vì thế, cơ quan này không phải là cơ quan cấp trên của doanh nghiệp, của người đăng ký kinh doanh. Cơ quan ĐKKD chỉ cùng với nhà đầu tư thực hiện một thủ tục pháp lý theo quy định bắt buộc của pháp luật (Dịch vụ công). Tuy nhiên, quan hệ ĐKKD là quan hệ được pháp luật điều chỉnh nên các bên có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Từ đó, tranh chấp phát sinh trong quá trình đăng ký kinh doanh cũng là một dạng tranh chấp theo thủ tục hành chính.

- ĐKKD tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh DN. Theo đó, nó tạo tiền đề để doanh nghiệp thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chưa/không đăng ký kinh doanh mà hoạt động kinh doanh thì pháp luật vẫn có thể bảo hộ các quyền lợi của doanh nghiệp và doanh nghiệp vẫn có quyền và nghĩa vụ như đã được đăng ký (Công ty thực tế).

- Mô hình ĐKKD ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam. Pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể gia nhập thị trường. Quy trình thực hiện vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian, chi phí, chưa thực sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định của pháp luật bộc lộ hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đối với pháp luật về đăng ký kinh doanh ở nhiều cấp độ khác nhau đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận của đăng ký kinh doanh và pháp luật về đăng ký kinh doanh. Các công trình nghiên cứu này cũng đã phản ánh phần nào thực trạng với những vướng mắc trong thủ tục, trình tự, các điều kiện để tiến hành đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp; những tồn tại trong việc thực thi, áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu chưa phản ánh hết, đánh giá triệt để, thấu đáo về việc cơ sở lý luận cũng như thực trạng thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể…

Với việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy, pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải bổ sung và hoàn thiện. Vì vậy, việc xác định rõ cơ sở lý thuyết và các câu hỏi nghiên cứu sẽ góp phần đạt được mục đích nghiên cứu cũng như hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.

CHƢƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Một phần của tài liệu 14.-Luận-án-Pháp-luật-về-đăng-ký-kinh-doanh (Trang 32 - 36)