ra những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu
3. Thực trạng việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hoạt động xuất khẩu
Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Vừa qua Quốc hội đã thông qua luật thương mại tạo nên khuôn khổ pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu Nhà nước tập trung quản lý xuất khẩu vào một đầu mối đó là Bộ Thương Mại. Bộ Thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước và phối hợp với các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ để quản lý hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Hiện nay tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình không phân biệt thành phần kinh tế đều được tự do buôn bán với nước ngoài trên cơ sở luật định. Đối với các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu chính thức được xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu cả những mặt hàng ngoài phạm vi ngành hàng ghi trong giấy phép kinh doanh trừ một số mặt hàng có quy định riêng như gạo, hàng dệt may xuất khẩu vào EU, Canađa, Thổ Nhĩ Kỳ. Cà phê, sản phẩm gỗ, lâm sản và lâm sản chế biến, hàng xuất khẩu theo quy chế quản lý chuyên ngành.
Từ cuối năm 1995, thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu từng chuyến hàng đã được bãi bỏ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất và đưọc đông đảo các doanh nghiệp đánh giá cao. Đây là một trong các lý do giải thích vì sao kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.
PHẦN III
NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu thì vẫn còn chứa đựng những sai sót, bất cập trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu do đó để nâng cao năng lực quản lý của mình và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển thì nhà nước cần phải :