Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

Một phần của tài liệu bc_tm_chien_luoc (Trang 68 - 70)

IV. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

2. Các giải pháp chủ yếu

2.2. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

- Xây dựng và phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với các chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu, các cụm liên kết ngành, trong đó các doanh nghiệp lớn có vai trò trung tâm dẫn dắt các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đổi mới sáng tạo, các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi, quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức hỗ trợ để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo.

- Xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo nhằm gắn kết nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp. Thúc đẩy hoạt động của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm hỗ trợ NC&PT, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh so với khu vực và quốc tế. Phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo vùng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn gắn với công nghiệp 4.0, tích hợp hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo gồm khu công nghệ cao, khu dân cư, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trung tâm đổi mới sáng tạo, trường đại học, viện nghiên cứu. Phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh và các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Triển khai mạnh mẽ các nền tảng đổi mới sáng tạo mở, mạng lưới đổi mới sáng tạo mở nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư, triển khai từ khâu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đến triển khai thử nghiệm, tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới, hình thành doanh nghiệp mới.

- Triển khai các hoạt động hợp tác, truyền thông, quảng bá, tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các trung tâm đổi mới sáng tạo trong nước với trung tâm đổi mới sáng tạo trên thế giới, với các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật khu làm việc chung, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành,….

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tăng cường đầu tư về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng cho các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN trực thuộc các Sở KH&CN để các trung tâm này trở thành đầu mối hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại các địa phương.

Một số cơ sở cụ thể xây dựng nhóm giải pháp này:

- Thực hiện mục tiêu về: gắn kết chặt chẽ giữa KH&CN với ĐMST và phát triển KH,CN&ĐMST để thúc đẩy phát triển KT-XH.

- Thực hiện định hướng về: hoàn thiện hệ thống ĐMST quốc gia lấy doanh nghiệp làm trung tâm; viện nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh; hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống ĐMST vùng và địa phương. - Dựa trên phân tích SWOT:

+ Tận dụng thời cơ về: (i) Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên KH,CN&ĐMST của Đảng và Nhà nước là điều kiện tiền đề phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo; (ii) Xu hướng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST tạo cơ hội cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm thế giới về hệ thống đổi mới sáng tạo; (iii) Xu hướng phát triển các trung tâm KH,CN&ĐMST tại các địa bàn trọng điểm ở các nước trên thế giới; (iv) Yêu cầu chung của phát triển KH,CN&ĐMST và phát triển KT-XH tạo điểu kiện tăng cường gắn kết giữa các trung tâm đổi mới sáng tạo trong nước với trung tâm đổi mới sáng tạo trên thế giới, với các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung,…

+ Khai thác điểm mạnh về: (i) Vai trò, ý nghĩa của hệ thống đổi mới sáng tạo đã được khẳng định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước; đã có một số chủ trương về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo ở nước ta trong giai đoạn 10 năm tới; (ii) Tiềm lực KH,CN&ĐMST ở một số địa bàn trọng điểm đã bước đầu được phát triển và tạo sự khác biệt nhất định so với các địa bàn khác làm cơ sở hình thành các hệ thống đổi mới sáng tạo vùng, địa phương.

+ Khắc phục điểm yếu về: (i) Hệ thống đổi mới sáng tạo nước ta còn trong giai đoạn mới hình thành và chưa phát huy được tác dụng trong phát triển KH&CNN và phát triển KT-XH, đặc biêt là ở các địa bàn trọng điểm; (ii) Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong hoạt động đổi mới sáng tạo và chưa đóng được vai trò nổi bật trong hệ thống ĐMST; (iii) các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia chưa phát triển và phát huy trên thực tế; (iv) các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN trực thuộc các Sở KH&CN chưa đủ tiềm lực để triển

khai các hoạt động nắm bắt tình hình, xác định nhu cầu, hỗ trợ kết nối, tư vấn thông tin và triển khai dịch vụ về chuyển giao công nghệ và các hoạt động đổi mới sáng tạo; (v) Liên kết về KH,CN&ĐMST giữa các địa bàn trọng điểm với các địa phương khác còn hạn chế; Hà Nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ chưa thực sự thể hiện vai trò trung tâm vùng trong phát triển KH,CN&ĐMST;

+ Chủ động đối phó với các thách thức về: (i) Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo là vấn đề mới với Việt Nam, hơn nữa không thể áp dụng giản đơn mô hình của một nước trên thế giới mà phải tìm ra hệ thống đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc thù của Việt Nam; (ii) Xã hội đặt kỳ vọng khá lớn vào hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia tạo ra những sức ép phải nhanh chóng hình thành hệ thống mới mang lại hiệu quả lớn trên thực tế; (iii) Gia tăng cạnh tranh quốc tế dựa trên ĐMST, về cạnh tranh trong hình thành và phát triển các trung tâm KH,CN&ĐMST tại các địa bàn trọng điểm trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu bc_tm_chien_luoc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w