Xác định sai thẩm quyền của Toà án khi thụ lý, giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu 202111392859_14192 (Trang 29 - 31)

4. Một số sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mạ

4.1. Xác định sai thẩm quyền của Toà án khi thụ lý, giải quyết vụ án

Ví dụ: “Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên đương sự:

- Nguyên đơn: Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh; trụ sở tại quận M, thành phố HCM.

- Bị đơn: Doanh nghiệp tư nhân Trần Hoàng Hải; trụ sở tại huyện CL, tỉnh TG.

Ngày 8/11/2007, hai doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán số 08/HĐMB/2007 mà theo đó ngoài các thoả thuận về việc mua bán hàng hoá (Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh mua của Doanh nghiệp tư nhân Trần Hoàng Hải 280.000 kg lúa Jasmin trị giá 1.064.000.000 đồng; thời hạn giao hàng đến ngày 31/12/2007; địa điểm giao hàng tại thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long...) thì tại Điều 5 của hợp đồng, hai bên còn có thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp là: “…Trường hợp hai bên không giải quyết được thì Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là người phán quyết cuối cùng mà hai bên phải chấp hành”.

Khi tranh chấp xẩy ra, nguyên đơn là Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh đã khởi kiện vụ án tại Toà án nhân dân tỉnh TG là nơi có trụ sở của bị đơn (khởi kiện tại Toà án nhân dân tỉnh là vì tại thời điểm này Toà án nhân dân huyện CL, tỉnh TG chưa được tăng thẩm quyền).

Tại Quyết định sơ thẩm số 09/2008/QĐST ngày 21/4/2008, Toà án nhân dân tỉnh TG nhận định (tóm tắt): Tại Điều 5 của hợp đồng mua bán các bên đã thoả thuận Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố HCM giải quyết tranh chấp nên vụ kiện này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Kinh tế Toà án nhân dân tỉnh TG. Vì vậy, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35, điểm e khoản 1 Điều 168, khoản 2 Điều 192, Điều 193, Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 11, Điều 24 Luật Thương mại, quyết định: Đình chỉ giải quyết vụ án.

Nguyên đơn kháng cáo Quyết định sơ thẩm.

Tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ vụ án số 106/2008/QĐPT ngày 9/9/2008, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố HCM căn cứ Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự, quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn; giữ nguyên quyết định sơ thẩm. Ngày 28/10/2008, nguyên đơn khởi kiện vụ án tại Toà án nhân dân thành phố HCM và đến ngày 13/11/2008, Toà án nhân dân thành phố HCM đã ra Thông báo số 4344/TATP về việc trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn, đồng thời hướng dẫn nguyên đơn khởi kiện vụ án tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở của bị đơn (Toà án nhân dân huyện CL, tỉnh TG)”.

Xét thấy: Việc thoả thuận của các đương sự về Toà án có thẩm quyền

giải quyết chỉ được Toà án công nhận khi thoả thuận đó phù hợp với các quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 33, điểm b, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì việc đương sự thoả thuận Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố H giải quyết khi có tranh chấp là không đúng (Vì theo điểm a khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết loại việc này là Toà án nhân dân cấp huyện, do đó đương sự chỉ có thể thoả thuận Toà án nhân dân quận M, thành phố HCM nơi nguyên đơn có trụ sở để giải quyết tranh chấp). Do các đương sự thoả thuận Toà án có thẩm quyền giải quyết không đúng quy định của pháp luật thì căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án nhân dân huyện CL, tỉnh TG có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên tại thời điểm đương sự khởi kiện, Toà án nhân dân huyện CL chưa được tăng thẩm quyền nên lẽ ra Toà án nhân dân tỉnh TG phải thụ lý giải quyết. Việc Toà án nhân dân tỉnh TG đình

chỉ giải quyết vụ án là sai, làm cho vụ án bị kéo dài. Nay Toà án nhân dân huyện CL, tỉnh TG đã được tăng thẩm quyền, do đó khi thụ lý lại thì Toà án nhân dân huyện CL, tỉnh TG đã có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu 202111392859_14192 (Trang 29 - 31)