7. Nội dung luận văn
1.2.2 Khó khăn và nhu cầu cơ bản của người nghèo
- Những khó khăn cơ bản của người nghèo:
Nghèo là một trong những thách thức lớn trong cuộc sống của các hộ gia đình nghèo. Tình trạng nghèo khiến họ phải đối mặt với tác động lớn đến chế độ ăn uống, bệnh tật, nhà ở cũng như việc tiếp cận với các dịch vụ của xã hội. Một số lượng không nhỏ người nghèo phải cố gắng tiếp tục tham gia lao động. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao điều kiện sống của không chỉ bản thân mà còn vì cuộc sống của cả các thành viên trong hộ.
Có thể chia khó khăn của người nghèo thành các nhóm như sau:
+ Người nghèo khó khăn trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở, điện,...
+ Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ,...
+Khó khăn trong tiếp cận các thông tin đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm + Khó khăn do thiếu đất canh tác, thiên tai, dịch bệnh; thiếu vốn hay phương tiện sản xuất
+ Khó khăn do thiếu kiến thức trong vấn đề nâng cao năng lực, nhận thức thay đổi hành vi của người nghèo.
- Nhu cầu trợ giúp của người nghèo:
Có thể thấy phần lớn người nghèo cũng cần có một số nhu cầu cơ bản là: Nhu cầu về ăn, ở; nhu cầu về giáo dục như được đi học, được hỗ trợ trong học tập; nhu cầu về y tế như được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám, tư vấn và chữa bệnh miễn phí; nhu cầu an toàn; nhu cầu tình cảm; nhu cầu được hỗ trợ và nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ xã hội là chủ yếu.
Từ những khó khăn nói trên, người nghèo có nhu cầu cần được trợ giúp tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội; hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở;
hỗ trợ về chi phí học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; được tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách hay các nguồn vay với lãi suất thấp cho người nghèo; nhu cầu được hỗ trợ tiếp cận thông tin về chính sách đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; nhu cầu được cấp đất canh tác, vốn; phương tiện sản xuất và cung cấp kiến thức về phương thức, kỹ thuật sản xuất; nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở, chăm sóc sức khỏe; nhu cầu được tham vấn, tư vấn về giải pháp thoát nghèo hay tập huấn, cung cấp kiến thức nhằm nâng cao năng lực, nhận thức tới người nghèo hướng tới thay đổi hành vi của người nghèo.