Hoạt động dệt, nhuộm và hoàn tất

Một phần của tài liệu xác định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (Trang 25 - 28)

Trong khi ngành may nƣớc ta đã có những bƣớc tiến tƣơng đối thì ngành dệt vải, in nhuộm và hoàn tất vẫn chƣa phát triển đƣợc nhƣ mong muốn. Công đoạn này của Việt Nam “đang chậm hơn các nƣớc trong khu vực 20%, nhất là công đoạn nhuộm với 30% máy móc thiết bị cần khôi phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên 20 năm. Những hạn chế này khiến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, nếu so với Trung Quốc chỉ bằng 30% (CIEM, 2008).

Theo nghiên cứu của Bùi Trinh và đồng tác giả (2010) 20, tác động lan tỏa (output multiplier) của ngành dệt là khoảng 2,034, nghĩa là tiêu dùng 1 đồng sản phẩm dệt sẽ kích thích tạo ra 2,034 đồng các sản phẩm thuộc khu vực “hạ nguồn” của ngành dệt, trong đó quan trọng nhất là ngành may. Thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê năm 2010 cho thấy, tổng nhu cầu của ngành may xuất khẩu đối với các loại nguyên phụ liệu do ngành dệt cung cấp là gần 9 tỷ USD, trong đó vải khoảng 5,4 tỷ USD.

Rõ ràng vai trò của ngành dệt đối với riêng ngành may và tổng thể ngành dệt may là rất lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lƣợng cuối cùng của một sản phẩm may mặc. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhƣng trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chƣa làm tốt vai trò đó. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đều không hài lòng về chất lƣợng vải nội vì không đáp ứng đƣợc yêu cầu về sản xuất hàng may mặc của họ. “Lĩnh vực dệt vải, in nhuộm hoàn tất vẫn chƣa phát triển đƣợc nhƣ mong muốn do thiếu nhân lực về quản lý, công nghệ phù hợp, chƣa có cơ chế đủ sức hấp dẫn thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài

vào, dẫn đến việc ngành phải tiếp tục nhập khẩu tới trên 4 tỷ USD vải/năm.”21

Bên cạnh yếu tố chất lƣợng thì sản lƣợng ngành dệt cũng không đáp ứng nhu cầu của

ngành may. Trong năm 2010 ngành dệt sản xuất 1,1 tỷ m2 sản phẩm dệt thoi, 150-200.000

tấn sản phẩm dệt kim và thực hiện in nhuộm hoàn tất khoảng 800 triệu m2, chỉ đáp ứng

đƣợc khoảng 20-30% nhu cầu trong nƣớc18. Nhập khẩu vải các loại về Việt Nam22 năm

2010 trị giá 5,37 tỷ USD, tăng 26,86% so với năm 2009 (Bảng 3.3). Trong khoảng 9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009, giá trị xuất khẩu vải chiếm gần 430 triệu USD, nghĩa là ngành dệt chỉ đóng góp chƣa đến 5% giá trị xuất khẩu. Nhƣ phân tích

20Bùi Bá Cƣờng & Bùi Trinh, (2010). “Mƣời năm thay đổi cấu trúc kinh tế”. Sài Gòn Tiếp Thị online, truy cập từ địa chỉ http://sgtt.com.vn/Thoi-su/Goc-nhin/55356/10-nam-thay-doi-cau-truc-kinh-te.html

21 Báo cáo tổng kết hoạt động của ngành dệt may giai đoạn 2007-2010 do Hiệp hội dệt may Việt Nam công bố tháng 11/2010

ở phần trên, chính sự phát triển chậm của ngành dệt đã gây ra tình trạng nghịch lý trong ngành dệt may của nƣớc ta: sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lƣợng, trong khi ngành may lại phải nhập 70-80% lƣợng vải mỗi năm.

Bảng 3.3: Nhập khẩu vải và nguyên phụ dệt may 2002 – 2007, ĐVT: triệu USD

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Vải 977 1,364 1,927 2,399 2,980 3,980 4,454 4,226 5,378 Phụ liệu

dệt may 1,460 1,249 1,364 1,354 1,263 1,706

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Theo dự báo của Đại sứ quán Đan Mạch, năm 2010, Việt Nam chỉ tự đáp ứng đƣợc khoảng 28,4% nhu cầu vải cho ngành may trong nƣớc, đến năm 2020, khả năng đáp ứng của ngành dệt về mặt hàng vải vẫn mới chỉ đạt khoảng 40% (Phụ lục 9).

Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của ngành dệt trong mối liên kết với ngành may gồm có: sự mâu thuẫn trong chính sách của nhà nƣớc về đầu tƣ ngành dệt nhuộm; quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ, thiếu nhân lực quản lý giỏi; công nghệ lạc hậu và sự thiếu vắng cụm ngành công nghiệp dệt may để hỗ trợ phát triển.

Thứ nhất, sự mâu thuẫn trong chính sách của Nhà nƣớc giữa việc khuyến khích đầu tƣ vào ngành dệt nhuộm và chính sách hạn chế các ngành công nghiệp gây ô nhiễm mỗi trƣờng. Khác với đầu tƣ trong lĩnh vực may mặc chỉ cần lực lƣợng lao động đông, chi phí nhân công, và chi phí thiết bị thấp, cơ sở sản xuất linh hoạt, khả năng thu hồi vốn nhanh, an toàn; đầu tƣ các nhà máy dệt vải, nhuộm và hoàn tất đòi hỏi những yêu cầu rất lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và những yêu cầu khắt khe về môi trƣờng nhƣng khả năng thu hồi vốn lại chậm. Các nhà máy in, nhuộm hoàn tất luôn gặp phải các vấn đề môi trƣờng vì sử dụng nhiều hóa chất mà hóa chất thải ra cần phải có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt chuẩn. Hiện nay cả nƣớc chỉ còn vài tỉnh đồng ý cho xây dựng nhà máy in, nhuộm hoàn tất với điều kiện có hệ thống xử lý nƣớc thải tốt (Nguyễn Công Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội bông

sợi)23. Đây chính là thách thức đối với các doanh nghiệp khi muốn đầu tƣ vào ngành này,

đặc biệt

23Quốc Anh, Ngành dệt may Việt Nam: Trọng may, quên dệt, Diễn đàn Doanh nghiệp, truy cập ngày 15/3/2011 tạiđịa chỉ

trong bối cảnh lãi suất cho vay cao nhƣ hiện nay càng làm cho việc đầu tƣ vào ngành dệt, nhuộm khó khăn hơn. Hệ quả là hiện nay chênh lệch về số doanh nghiệp dệt và nhuộm so với doanh nghiệp may rất lớn, trong 3.700 doanh nghiệp chỉ có 21% trong số đó là các doanh nghiệp dệt và nhuộm (Phụ lục 10).

Thứ hai, quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ nên vốn đầu tƣ ít, công nghệ ngành dệt rất lạc hậu, đây chính là hệ quả của việc đầu tƣ nhỏ lẻ và manh mún. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam năm 2009, nếu phân loại theo số lao động thì có 1.270 doanh nghiệp có dƣới 500 lao động, 399 doanh nghiệp có từ 500 đến 1.000 lao động, 244 doanh nghiệp có từ 1.000 đến 5.000 lao động và chỉ có 8 doanh nghiệp có từ 5.000 lao động trở lên. Nhƣ

vậy có thể thấy số lƣợng doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ chiếm đa số tại Việt Nam24.

Dệt, nhuộm và hoàn tất là khâu rất thâm dụng vốn và công nghệ cho nên với qui mô nhỏ nhƣ thế này thì các doanh nghiệp dệt khó mà đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng và hiệu quả kinh tế cũng sẽ thấp do không tận dụng đƣợc lợi thế theo qui mô. Công nghệ của ngành dệt may thế giới phát triển rất nhanh tạo áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp ngành dệt về chất lƣợng các loại vải vừa phải có các chức năng đặc biệt, vừa phải thân thiện với môi trƣờng, an toàn cho ngƣời sử dụng. Ngoài ra, chúng ta cũng đang thiếu đội ngũ nhân lực quản lý và nhân lực kỹ thuật trình độ cao cho ngành dệt, nhuộm, đây chính là yếu tố quan trọng để ngành dệt nhuộm nâng cao năng suất và cải tiến chất lƣợng sản phẩm.

Thứ ba, ngành dệt may của nƣớc ta đang thiếu một chuỗi cung ứng trong nƣớc để hỗ trợ phát triển ngành từ trồng bông, dệt sợi, dệt vải, nhuộm đến khâu thiết kế, may mặc. Nhìn vào những mô hình thành công về công nghiệp dệt may trên thế giới, chúng ta thấy nổi lên vai trò của cụm ngành công nghiệp. Lấy trƣờng hợp cụm ngành dệt may ở Quảng Đông, Trung Quốc làm ví dụ (Phụ lục 11), họ đã hình thành đƣợc một cụm ngành may mặc để có thể tận dụng đƣợc các lợi thế lan tỏa ở mỗi khâu. Tham khảo mô hình cụm ngành dệt may ở Quảng Đông cho thấy, để ngành dệt phát triển đƣợc thì đòi hỏi một mạng lƣới hỗ trợ rất đa dạng từ các định chế về tài chính, giáo dục, cơ sở hạ tầng cho đến các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào (bông, xơ, sợi, hóa chất…). Trong khi đó, trong trƣờng hợp của Việt Nam, chƣa hề có một chính sách hay chiến lƣợc nào cho sự phát triển của một cụm ngành dệt may đúng nghĩa. Ngành dệt, ngành may đang phát triển chủ yếu theo hƣớng “mạnh ai nấy làm”, chƣa có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp họat động trong các công đoạn khác

nhau, ví dụ giữa doanh nghiệp có công nghệ sợi tốt với doanh nghiệp có công nghệ nhuộm, dệt tốt. Liên kết giữa doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp FDI cũng còn yếu, không học đƣợc công nghệ, quy trình quản lý (CIEM, 2008).

Về dài hạn, để phát triển ngành dệt may hiệu quả, bền vững thì vẫn cần phải chủ động khâu nguyên liệu, đặc biệt khi mà hiện nay không chỉ ngành may thiếu nguyên liệu từ ngành dệt mà ngành dệt cũng thiếu nguyên liệu.

Từ phân tích trên cho thấy, ngành dệt có vị trí rất quan trọng đối với ngành may nói riêng và tổng thể ngành dệt may nói chung. Nhƣng hiện nay, ngành dệt nƣớc ta chƣa thể hiện đƣợc vai trò đó, và mối liên kết dệt may còn nhiều yếu kém. Sự yếu kém của ngành dệt, đã tạo thành “nút thắt cổ chai” kìm hãm sự phát triển của ngành may, theo nghĩa, khiến giá trị gia tăng và sự chủ động của ngành may thấp. Từ phân tích trên cho thấy, chính sách phát triển ngành dệt, nhuộm, hoàn tất không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngành dệt mà còn hỗ trợ sự tăng trƣởng ngành may và tổng thể ngành dệt may.

Một phần của tài liệu xác định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w