Áo jacket; 30,77% Khác; 26,11%
Áo sơ mi; 5,66% Đồ lót; 6,27%
Quần; 17,80% Áo thun; 13,39%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Lợi thế từ Hiệp định EVFTA
Thuế quan
Với EVFTA, tiềm năng mở rộng thị trường EU đối với ngành dệt may Việt Nam là rất lớn bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với các sản phẩm dệt may sẽ giảm về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% theo lộ trình 3- 7 năm, giúp hàng hóa Việt Nam dần trở nên cạnh tranh hơn so với Trung Quốc và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước đang được hưởng thuế 0% như Campuchia, Bangladesh, Lào.
Hiện tại, nhóm sản phẩm dệt may được EU cam kết loại bỏ thuế ngay là các sản phẩm mà Việt Nam ít gia công (sản phẩm may mặc) hoặc ít xuất khẩu vào EU (ví dụ nguyên liệu dệt may). Do vậy, Việt Nam sẽ ít được hưởng lợi từ nhóm cam kết này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu sơ xợi nếu tìm kiếm được khách hàng EU sẽ được hưởng lợi từ các cam kết này (bởi mức thuế MFN mà EU đang áp dụng là khoảng 6 - 8%).
Đối với nhóm sản phẩm EU cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình bao gồm phần lớn sản phẩm may mặc mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU. Hiện tại, nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 9% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); sau khi EVFTA có hiệu lực, hàng dệt may đang được hưởng GSP sẽ tiếp tục được hưởng hết hai năm sau khi EVFTA đi vào hiệu lực.
Để hưởng ưu đãi thuế của Hiệp định EVFTA phải đáp ứng quy tắc xuất xứ yêu cầu 2 công đoạn từ vải trở đi:
Hiệp định EVFTA quy định tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm dệt may là tiêu chí hai công đoạn, nghĩa là (i) công đoạn dệt vải và (ii) công đoạn may thành phẩm phải được thực hiện tại Việt Nam hoặc EU. Với quy định xuất xứ như vậy, vải sử dụng để cắt may phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU.
Bên cạnh đó, EU cũng dành cơ chế linh hoạt cho Việt Nam đối với quy tắc hai công đoạn này. Cụ thể, Việt Nam được phép cộng gộp mở rộng với các nước đối tác FTA chung của Việt Nam và EU. Theo đó, các nhà sản xuất Việt Nam được phép sử dụng vải có xuất xứ Hàn Quốc – cũng là quốc gia đang chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam để sản xuất ra sản phẩm dệt may xuất khẩu đi EU và hưởng thuế suất ưu đãi EVFTA.
Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may vào EU
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU phải vượt qua “rào cản” phi thuế quan mà thị trường EU sẽ tăng cường áp dụng nhằm “vô hiệu hóa” các lợi thế mà Việt Nam có từ Hiệp định. Cụ thể:
- Tất cả hàng dệt may của Việt Nam muốn lưu hành tại châu Âu phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chỉ thị chung về An toàn Sản phẩm (The European Union General Product Safety Directive), các quy định về
Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất, đảm bảo.
- Hiện nay, Châu Âu áp dụng Quy định pháp lý phổ biến nhất cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU REACH số 1907/2006 ngày 18/12/2006. Quy định này hạn chế sử dụng nhiều loại hóa chất trong dệt may và da. Việc sử dụng các hóa chất trong may mặc bị hạn chế bởi các giới hạn về lượng (mg hoặc kg) hoặc bị cấm hoàn toàn. Tại một số nước EU có quy định quốc gia bổ sung về các hóa chất cụ thể. Ví dụ: Áo, Phần Lan, Đức, Na Uy và Hà Lan có các quy định cụ thể đối với formaldehyd trong hàng dệt may; Áo, Đan Mạch, Đức và Hà Lan cũng có các quy định cụ thể đối với PCP; trong khi Đức cũng có các quy định về phân tán thuốc nhuộm trong dệt may; Thụy Sĩ có quy định riêng về hóa chất ORRChem.
- Ngoài ra thị trường EU còn áp dụng các yêu cầu riêng đối với vật liệu cơ sở, đáp ứng các yêu cầu gắn nhãn CE (CE marking) và ghi nhãn đánh dấu hoặc kèm theo các tài liệu thương mại tuân thủ Quy định EU số1007/2001, ngày 23/5/2001 khi lưu hành tại thị trường EU.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
Việt Nam còn đang gặp khó khăn về sở hữu trí tuệ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu ở châu Âu đang gia tăng yêu cầu của họ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Yêu cầu tối thiểu là doanh
nghiệp sẽ ký một bộ quy tắc ứng xử, trong đó tuyên bố rằng doanh nghiệp tôn trọng luật lao động, môi trường địa phương và tránh tham nhũng. Ngoài ra, người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận liên quan đến nguồn gốc của sản phẩm, tiền lương trả cho lao động nhà máy và cách thức xử lý chất thải nhà máy.
Các vấn đề hàng dệt may Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu sang EU
✓ Bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng chính là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào, hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ. Sản lượng sợi đạt trên 1 triệu tấn/năm, trong đó gần 70% xuất khẩu. Sợi sử dụng trong nước chủ yếu nhập khẩu (tương đương lượng sợi xuất khẩu, nhưng chất lượng cao hơn) từ Trung Quốc 43%, Hàn Quốc 20%, Đài Loan 15%, các nước TPP chỉ 9,7%.
✓ Phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu, chiếm 70%; phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm theo khách hàng chỉ định hoặc tự khai thác (FOB I và FOB II) chỉ ở khoảng 20%; phương thức sản phẩm bao gồm cả thiết kế (ODM) là 9% và phương thức sản xuất và tiếp thị bán hàng trực tiếp tại các trung tâm thương mại nước ngoài (OBM) chỉ vỏn vẹn 1%. Vì thế, hiệu quả thấp và giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu chỉ chiếm trên 50%.
✓ May xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, mà chủ yếu không phải từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP và Hiệp định Việt Nam - EU.
Năm 2017, xuất khẩu giày dép sang EU tăng trưởng ở mức 2 con số (10,1%); năm 2018 và năm 2019, kim ngạch tăng nhẹ, lần lượt 1,5% và 7,7%. Cụ thể, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam đạt 22 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 5,65 tỷ USD, trở thành thị trường xuất khẩu da giầy lớn thứ 2 của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ), chiếm tỷ trọng khoảng 20,1% kim ngạch nhập khẩu của EU đối với mặt hàng này. 9 tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến xuất khẩu giày dép sang thị trường EU đạt gần 3,04 tỷ USD, chiếm 25%, giảm 15,8%.
Hình 5 - Cơ cấu mặt hàng trong xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU