2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề án
4.8 Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện đề án
4.8.1 Đối tượng tuyên truyền
Đối tượng tuyên truyền của đề án phân loại rác tại nguồn là tất cả người dân, các doanh nghiệp, tiểu thương, chợ, cơ quan hành chính, trường học.. trên địa bàn quận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phải chia ra từng nhóm đối tượng cụ thể nhằm chuẩn bị nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp, đạt được kết quả cao. Cụ thể như sau:
- Đối với các hội viên đoàn thể, cán bộ phường, tổ trưởng, bí thư chi bộ tổ dân phố: phải được tuyên tuyền, phổ biến trước vì đây là đối tượng chính thực hiện
công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân, hướng dẫn, giám sát nhân dân thực hiện đề án.
- Đối với các hộ gia đình: Đối tượng tuyên truyền chính trong gia đình là các bà nội trợ và những người thường xuyên bỏ rác trong gia đình, vì đây là những người có trách nhiệm dọn dẹp, thu gom và đổ rác tại gia đình.
- Đối với học sinh: tuyên truyền cho các em học sinh có thói quen phân loại rác thải ngay tại trường học và gia đình. Thông qua đối tượng này để tác động đến các thành viên trong gia đình nâng cao ý thức trong việc phân loại rác thải tại nguồn.
- Đối với các cơ quan, doanh nghiệp: Lượng rác thải do các doanh nghiệp thải ra không nhiều, tuy nhiên thành phần rác thải độc hại và thải chung với rác sinh hoạt. Vì vậy, cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức các doanh nghiệp trên địa bàn quận để có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tiến hành phân loại rác thải thành các thành phần riêng biệt, góp phần giảm thiểu tác hại đến môi trường.
- Đối với các tiểu thương kinh doanh tại các chợ: Nâng cao nhận thức về môi trường cho các tiểu thương và người dân khu vực xung quanh chợ, huy động mọi người tích cực tham gia chương trình phân loại rác thải.
Cần nâng cao vai trò của người phụ nữ và học sinh, sinh viên trong công tác tuyên truyền đề án. Vì đây sẽ là các đối tượng chính thực hiện việc phân loại rác tại từng hộ gia đình. Thông qua các tổ chức, hội đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, Đoàn thanh niên và các trường học, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn quy trình, cách thức phân loại rác thải, tổ chức các hội thi liên quan đến phân loại và tái chế rác thải...
4.8.2 Hình thức tuyên truyền
Hình thức tuyên truyền đề án phải phong phú, mới lạ, kết hợp nhiều nội dung nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của tất cả các cá nhân, tổ chức trên địa bàn quận. Công tác tuyên truyền đề án phải thực hiện bằng nhiều hình thức, kết hợp việc tuyên truyền đề án với các nội dung bảo vệ môi trường trên địa bàn quận thông qua các cuộc thi về môi trường giữa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận, kết hợp giữa các phương thức thực hiện tuyên truyền như Trường học xanh, Phường thân thiện môi trường, mô hình Sống Xanh của Hội Liên hiệp Phụ nữ....Kết hợp với thực hiện Năm Văn hóa văn minh đô thị...
a. Tuyên truyền thông qua đài truyền thanh quận, đài phát thanh phường
Đây được xem là những phương tiện truyền thông, tuyên truyền rất tích cực phục vụ Đề án. Đài truyền thanh quận, đài phát thanh phường sẽ tham gia thường xuyên và tích cực đưa tin, bài viết về Đề án.
Trong khuôn khổ của Đề án sẽ thực hiện các phóng sự, tiểu phẩm giới thiệu về Đề án phân loại rác tại nguồn, cách thức phân loại rác tại nguồn, tiến độ thực hiện ... để những thông tin về Đề án phân loại rác tại nguồn của quận có thể đến với người dân một cách đầy đủ nhất, qua đó tạo động lực cho người dân tham gia phân loại rác thải.
b. Tuyên truyền thông qua cộng tác viên tuyên truyền, tờ rơi
Khi triển khai thực hiện đề án phân loại rác thải tại nguồn, ở mỗi phường sẽ thành lập một đội cộng tác viên tuyên truyền. Đội cộng tác viên tuyên truyền này sẽ bao gồm đại diện Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Cán bộ hưu trí, Cán sự tổ dân phố, Đoàn thanh niên... dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Quận và UBND các phường để huy động một cách đầy đủ nguồn lực phục vụ cho công tác tuyên truyền.
Cộng tác viên tham gia tuyên truyền, phát tờ rơi cho Đề án sẽ được tập huấn, trang bị các kiến thức cần thiết phục vụ tuyên truyền cho Đề án.
In phát tờ rơi đến từng hộ gia đình. Tờ rơi thiết kế phục vụ Đề án phải có nội dung ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa cụ thể đối với từng loại rác thải cần phân loại nhằm phát huy tối đa hiệu quả của loại hình tuyên truyền này.
Ký bản cam kết thực hiện phân loại rác thải đối với hộ gia đình. Bản cam kết này nhằm nhắc nhở các hộ gia đình tuân thủ việc phân loại trong một thời gian dài.
c. Tuyên truyền thông qua các tổ chức hội, chính quyền địa phương
Lồng ghép công tác tuyên truyền thông qua quá trình sinh hoạt của các tổ chức hội như: Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ.... để nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường nói chung và phân loại rác tại nguồn nói riêng. Đây là những người dự kiến sẽ tham gia mạnh mẽ và đóng góp rất đáng kể cho thành công của công tác tuyên truyền.
Lồng ghép tuyên truyền phân loại rác tại nguồn tại các buổi sinh hoạt tổ dân phố, các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
d. Tuyên truyền phân loại rác tại nguồn trong trường học
Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa tại nhà trường xoay quanh chủ đề về bảo vệ môi trường và phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận sẽ góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận cũng như cách thức thực hiện phân loại rác, từ đó sẽ vận động họ tham gia tích cực trong việc phân loại rác thải.
Tổ chức các cuộc thi tiềm hiểu về công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn, tái chế rác thải...trong nhà trường và giữa các trường trên địa bàn quận.
Trong định hướng lâu dài, cần đưa công tác giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và công tác phân loại rác thải tại nguồn nói riêng vào các bậc học mẫu giáo, tiểu học nhằm xây dựng thói quen hành xử với môi trường của thế hệ tương lai.Đưa kiến thức về phân loại rác thải tại nguồn vào nội dung giảng dạy trong các môn học có liên quan đến bảo vệ môi trường trong các trường phổ thông trên địa bàn quận.
e. Tuyên truyền thông qua Pano, Apphích trên đường phố
Trên đường phố sẽ thực hiện dáng các Pano, Apphích cổ động cho chương trình. Pano, apphich phải có nội dung ngắn gon, xúc tích như những câu châm ngon để mang lại hiệu quả tích cực từ hình thức tuyên truyền này.
f. Tuyên truyền thông qua công nhân thu gom rác thải
Công nhân thu gom rác thải là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với hộ dân trong quá trình thực hiện Đề án. Việc công nhân thu gom tham gia tuyên truyền thường xuyên và trực tiếp sẽ góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả của công tác vận động người dân thực hiện phân loại rác.
Để phát huy hiệu quả của đội ngũ này, họ thức cần thiết về phân loại rác tại nguồn, phải chương trình để họ có thể giải đáp những thắc dân.
cần phải được trang bị những kiến liên tục cập nhật các thông tin về mắc một cách tốt nhất của các hộ
g. Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn cho các chợ
Lực lượng tuyên truyền chính cho đối tượng này là Ban quản lý chợ và Hội phụ nữ vì đa số các tiểu thương trong chợ đều là chị em phụ nữ. Tổ chức các buổi tập huấn, phát tờ bướm, tài liệu hướng dẫn thực hiện và cách phân loại rác tại nguồn cho các tiểu thương trong chợ và được in dưới dạng đơn giản, dễ hiểu để mọi người dễ dàng thực hiện.
Cải thiện các điểm tập kết rác ở chợ, đặt thêm thùng rác công cộng, tổ thu gom và quét rác. Xây dựng quy định chặt chẽ về việc giữ vệ sinh môi trường trong chợ.
4.8.3 Nội dung tuyên truyền
Cần xây dựng nội dung tuyên truyền đa dạng, hình thức phong phú, nội dung dễ hiểu, gần gũi với người dân để người dân thấy được lợi ích và thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn. Một số nội dung cần tuyên truyền như:
- Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận. Các cơ chế, chính sách về quản lý rác thải trong đó có phân loại rác tại nguồn của quận và thành phố.
- Tuyên truyền về việc ban hành, nội dung của đề án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quận. Phổ biến, hướng dẫn cách thức phân loại rác cho từng đối tượng, phương pháp thu gom, lịch thu gom, phương pháp xử lý rác thải sau khi phân loại...
- Kết hợp giữa thực hiện đề án phân loại rác với thu gom rác thải theo giờ, các tiêu chí để bình chọn “Tổ dân phố không rác”, “Gia đình văn hóa”..., tiến hành ký bản cam kết thực hiện phân loại rác thải đối với hộ gia đình cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quận.
- Xây dựng các chuyên đề về công tác quản lý, phân loại, phương thức thu gom chất thải rắn, những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi thực hiện đề án.
4.8.4 Thời gian tuyên truyền
Việc tuyên truyền đề án có thể lồng ghép trong các hoạt động bảo vệ môi trường của UBND quận và UBND các phường. Do đó, thời gian tuyên truyền còn phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động môi trường của năm. Tuy nhiên, khi đề án được ban hành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cụ thể đến từng khu dân cư, tổ dân phố, hộ gia đình, trường học...và phải thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình triển khai đề án.
CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
5.1 Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đề án
Năm 2016 Nội dung công việc
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khảo sát, viết đề cương chi
tiết đề án
Tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến của các bên liên quan đến đề án
Thông qua đề cương, lập dự thảo đề án
Chỉnh sửa, phê duyệt đề án, in ấn phát hành đề án Tổ chức các buổi hội nghị tuyên truyền nội dung đề án tại 06 phường và các hội đoàn thể.
Triển khai thực hiện thí điểm đề án trên địa bàn phường Khuê Trung (200 hộ dân)
5.2 Luận giải chọn Khu dân cư số 03 của phường Khuê Trung thực hiệnthí điểm đề án. thí điểm đề án.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của phường Khuê Trung đã được quy hoạch tương đối ổn định nên tỷ lệ xây dựng thấp, các tuyến đường chính của quận đều chạy qua phường, 100% các hẻm kiệt đã được bê tông hoá, có điện chiếu sáng vào ban đêm. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác thu gom rác thải,
Chính sách của chính quyền địa phương đối với việc thu gom rác thải:
Nhằm thực hiện các mục tiêu UBND quận đề ra trong đề án Bảo vệ môi trường đến năm 2020; đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối
với công tác bảo vệ môi trường, trong thời gian qua, UBND phường đã quan tâm và thực hiện rất tốt các phong trào như: duy trì thường xuyên phong trào ngày Chủ nhật xanh-sạch-đẹp, tiến hành kiểm tra, vận động nhân dân tham gia dọn vệ sinh, xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường; kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đảm bảo công tác vệ sinh môi trường...Tính đến nay, địa phương đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Thường vụ Đà Nẵng về năm văn hoá văn minh đô thị tại 9 cụm dân cư gồm 202 tổ dân phố trên toàn phường, thu hút hàng ngàn lượt người tham gia, cùng với đó là các đợt ra quân phong trào Chủ nhật xanh-sạch-đẹp, ra quân xoá bỏ quảng cáo, rao vặt, xử lý việc đặt để cây cảnh, vật dụng lấn chiếm vỉa hè gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên trên Đài truyền thanh, trang thông tin điện tử, xe tuyên truyền lưu động, pamo, áp phích...
Có thể nói, sự triển khai thực hiện quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự hưởng ứng, đồng thuận trong dân đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ ở Khuê Trung, UBND phường đã có những việc làm và sự quan tâm đáng khích lệ đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom rác thải trên địa bàn quận nói riêng.
Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường
Nhìn chung, phần lớn người dân ở phường Khuê Trung đều ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường. Hơn nữa, khu vực được lựa chọn thí điểm để thực hiện phân loại rác tại nguồn tại Khu dân cư số 03 của phường (bao gồm các tuyến đường: Hà Tông Quyền, Thành Thái, Nguyễn Trung Ngạn, Lý Kế Xuyên, Lưu Nhân Chú, Đội Cung, Đội Cấn, Đỗ Đăng Tuyển, Nguyễn Lai, Tôn Thất Thuyết, Phạm Sư Mạnh, Trương Quang Giao, Trần Xuân Soạn, Lương Văn Can). Đây là khu vực đã triển khai thực hiện đề án thu gom rác thải theo giờ từ năm 2012 đến nay. Phần lớn người dân ở khu vực này đã được tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường và công tác thu gom rác thải trên địa bàn quận. Tổ trưởng tổ dân phố, chi hội phụ nữ tại khu dân cư số 3 và nhiều hộ dân cũng đã tham gia các buổi nói chuyện về chuyên đề công tác quản lý, thu gom rác thải, được cấp phát tờ rơi tuyên truyền...Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho việc lựa chọn Khu dân cư số 03, phường Khuê Trung làm khu vực thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn.
5.3 Phương thức thực hiện phân loại rác tại nguồn tại khu vực thí điểm 5.3.1 Phương pháp phân loại
Đối với rác thải phát sinh tại các hộ gia đình trong khu vực thí điểm sẽ được phân thành 03 loại như sau:
Rác thải dễ phân huỷ (rác hữu cơ): là chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học, bao gồm rau củ quả hư hỏng, lá cây, tôm cá thịt, côn trùng (không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò…), thức ăn dư thừa đã qua chế biến, bã chè, bã cà phê.
Rác khó phân huỷ (rác vô cơ): là chất thải không có khả năng phân huỷ trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân huỷ nhưng thời gian rất dài, bao gồm
- Rác vô cơ không tái chế: nhãn chai lọ, túi nilon các loại, hộp cơm, hộp trứng, đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, vỏ sò, vỏ trứng, đồ da, cao su, đĩa CD hỏng, xĩ than, xương động vật…
- Rác vô cơ có thể tái chế: thùng carton, sách báo cũ, hộp giấy, các loại vỏ chai, lon, các loại đồ nhựa, chai nhựa, quần áo cũ…
5.3.2 Phương thức lưu chứa rác đã phân loại
Khu vực thực hiện thí điểm đề án tại Khu dân cư số 3 của phường Khuê trung với số lượng khoảng 200 hộ dân. Chương trình thực hiện đề án dự kiến trang bị khoảng 400 thùng rác với 02 màu khác nhau cho 200 hộ dân, thùng màu xanh để đựng rác hữu cơ và thùng màu vàng để đựng rác vô cơ.
5.3.3 Lịch thu gom, phương tiện thu gom và vận chuyển sau khi phân loại
Tại khu dân cư số 03 hiện nay đang thực hiện phương thức thu gom rác thải