XOÁ NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT

Một phần của tài liệu LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 78/2006/QH11 CỦA QUỐC HỘI KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 10 pot (Trang 29 - 30)

Điều 65. Trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

1. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.

2. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.

Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt gồm có:

1. Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;

2. Tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;

3. Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

Điều 67. Thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội số tiền thuế, tiền phạt đã được xoá hằng năm khi Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn Tổng quyết toán ngân sách nhà nước.

Điều 68. Trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

1. Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên.

2. Trường hợp hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt chưa đầy đủ thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế cấp trên phải thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ.

3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

Chương IX

Một phần của tài liệu LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 78/2006/QH11 CỦA QUỐC HỘI KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 10 pot (Trang 29 - 30)