TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 33 - 37)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Hiện nay DNTN Minh Đức hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh phát triển nhà ở, trụ sở chính của doanh nghiệp tại 29C, Hùng Vương- Phường 3- TXTV. Hệ thống kho bãi gồm 3 kho với sức chứa khoảng 500-1.000 tấn/kho, gồm các kho:

Kho 1: 459 Nguyễn Đáng- Phường 6- TXTV chuyên kinh doanh trang trí nội

thất với các loại mẫu mã và kiểu dáng hiện đại thích hợp với nhu cầu thị trường trong đó có các loại mặt hàng như: nước sơn, gạch với đủ loại màu sắc và kích cỡ khác nhau, đảm bảo chất lượng. Do kho hàng tọa lạc trên đường tránh quốc lộ 53 nên rất thuân lợi cho việc chuyên chở bằng đường bộ, mặt khác khu vực này dân cư đông đúc nên rất thuận lợi cho việc buôn bán.

Kho 2: 110 Bạch Đằng- Phường 4- TXTV là kho chứa phân bón và vật liệu

xây dựng. Kho được nằm tiếp giáp với sông Long Bình nên rất thuận lợi cho việc chuyên chở đường bộ lẫn đường thủy, được xem là nơi mua bán sầm uất nhất.

Kho 3: Cầu Long Bình 2- khóm 4- Phường 5- TXTV. Chuyên bán nhựa, bình

xịt, nón bảo hộ lao động, nhận ký gởi và kinh doanh bất động sản. Đây là nơi lý tưởng để mua bán và vận chuyển.

Hiện tại số lượng sà lan là 2 chiếc với trọng tài 280 tấn và 600 tấn để phục vụ việc chuyên chở đất cát và vật liệu xây dựng cho các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp. Số lượng xe tải 8 chiếc dùng để vận chuyển hàng đến các đại lý. Bên cạnh đó, còn có một số loại xe khác dùng để chở hàng đến các đại lý gần và các khách hàng trong khu vực phục vụ cho việc bán lẻ. Ngoài ra, DNTN Minh Đức còn xây cất khu chung cư Minh Đức với mục đích phục vụ cho nhu cầu của công nhân viên và tất cả mọi người dân có nhu cầu về chổ ở.

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA BA NĂM (2006 -2007 -2008)

Nhìn chung doanh thu hàng năm của doanh nghiệp giảm, năm 2007 giảm 7.084 tr.đ (giảm 9,7%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 5.860 tr.đ (giảm 8,9%) so với 2007, doanh thu giảm không thể đánh giá hoạt động kinh doanh đi xuống vì chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể, giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Năm 2007 chi phí giảm 8.197 tr.đ (giảm 11,1%) so với

năm 2006, năm 2008 giảm 6.015 tr.đ (giảm 9,2%) so với năm 2007, do tình hình kinh tế chung của cả nước có nhiều biến động nên doanh nghiệp đã giảm quy mô hoạt động, tuy nhiên vẫn đảm bảo có lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong năm 2006 lỗ 723 tr.đ nguyên nhân là do doanh nghiệp bị hỏa hoạn, lại không có bảo hiểm rủi ro nên đã làm chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận trong năm bị lỗ, sang năm 2007 nhờ vào sự nổ lực chung của toàn nhân viên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từng bước được củng cố theo chiều hướng khả quan, lợi nhuận trong năm đạt 390 tr.đ. Năm 2008 lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục tăng 155 tr.đ (tăng 39,7%) so với năm 2007, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, biết tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn vốn sẳn có làm tăng khả năng sinh lời, có chiến lược kinh doanh phù hợp…

Do doanh nghiệp bị lỗ nặng nên được chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ nộp thuế trong quá trình hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất có phát sinh trong 2 năm 2007, 2008. L ợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng qua các năm, cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Bảng 1: KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM CỦA DOANH NGHIỆP

Đvt: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU 07/06 08/07

2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

(%) (%)

Doanh thu 72.953 65.869 60.009 (7.084) (9,7) (5.860) (8,9) Chi phí 73.676 65.479 59.464 (8.197) (11,1) (6.015) (9,2) Lợi nhuận trước thuế (723) 390 545 1,113 153,9 155 39,7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 15 24 15 9 60,0 Lợi nhuận sau thuế (723) 375 521 1.098 151,9 146 38,9

Nguồn: Phòng kế toán

3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 3.4.1. Thuận lợi

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên doanh vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, phát triển nhà ở…đây là loại hình kinh doanh đạt hiệu quả cao bởi vì gắn liền với hoạt động sản xuất, nhu cầu của người dân.

Doanh nghiệp có vị trí rất thuận lợi: nơi tập trung khu dân cư đông đúc của tỉnh, vừa có thể lưu thông đường bộ và cả đường thủy, dễ dàng cho việc mua bán hàng hóa.

Được sự quan tâm của các ngành chức năng của tỉnh Trà Vinh, doanh nghiệp đã thuận lợi trong việc vay vốn kinh doanh, mặc dù tài sản cố định của doanh nghiệp nhỏ hơn số nợ vay cần thiết.

Doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong tỉnh, tạo mối quan hệ với khách hàng tốt, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh.

Ban lãnh đạo và công nhân viên luôn cải tiến lề lối làm việc để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, luôn đề ra mục tiêu xem trọng khách hàng, với phương châm “ Khách hàng là thượng đế”, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… luôn được đầu tư cải tiến nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.

3.4.2. Khó khăn

Từ khi thành lập đến nay doanh nghiệp luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành với những lợi thế hơn về vốn, bề dày lịch sử, uy tín thương trường…do đó nhu cầu tìm kiếm khách hàng cũng như thỏa mãn nhu cầu của họ ngày càng khó khăn hơn.

Do thiếu vốn hoạt động nên việc mở rộng quy mô kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp phải huy động từ các khoản vay nên chịu nhiều áp lực về lãi suất và trả vốn khi đến hạn.

Để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách bán trả chậm tạo gánh nặng cho việc quản lý công nợ.

Do doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng: vật tư nông sản, vật liệu xây dựng, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh và phát triển nhà ở… nên khó quản lý trong khâu mua hàng, tiêu thụ, khó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, bộ máy quản lý cồng kềnh, cần nhiều nhân viên…

Do tình hình kinh tế chung biến động theo chiều hướng không tốt, ảnh hưởng của lạm pháp, giá cả tăng cao, sức mua của người dân giảm, nhìn chung hầu hết tất cả các doanh nghiệp điều rơi vào tình trạng ứ động nguồn vốn, hàng hóa nhiều nhưng chưa được tiêu thụ nhanh, làm tăng chi phí bảo quản, cất trữ…

3.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Để có thể đứng vững trước những cơ hội và thách thức trong điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, Minh Đức đã đề ra cho mình phương hướng và nhiệm vụ thích hợp sau:

- Khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, đẩy mạnh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục công trình: (Công trình nhà chung cư P6- Phần đất; Công trình chung cư P6- Phần nhà ABC; Công trình nhà chung cư K4-P5; Công trình chung cư P6- Phần nhà E) thúc đẩy các chủ đầu tư thanh toán phần khối lượng hoàn thành để doanh nghiệp có thể thu hồi vốn càng sớm càng tốt…

-Giải quyết nợ tồn đọng trong những năm qua nhằm quay nhanh vòng quay vốn, tìm thêm khách hàng mới với những chính sách kinh doanh như: bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán…để giải phóng hàng tồn kho.

- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, củng cố phát triển thị trường, tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng.

- Đầu tư thêm phương tiện chuyên chở nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên chở hàng đến tận nơi cho khách hàng đúng thời gian quy định, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bán hàng.

- Ngoài ra còn có những chính sách khác để giúp doanh nghiệp tồn tại và ngày càng làm ăn có hiệu quả.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MINH ĐỨC

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w