Phát triển văn hóa Công ty mang tính dân tộc và hội nhập

Một phần của tài liệu Le Thi Dung (Trang 97 - 98)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4.Phát triển văn hóa Công ty mang tính dân tộc và hội nhập

Việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa vừa có tính cấp bách, trước mắt, vừa mang tính chiến lược, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc.

Góp phần xây dựng nhân cách con người phù hợp với yêu cầu, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển SXKD của Công ty. Dựa vào các giá trị văn hóa truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước, lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng dũng cảm, bất khuẩt, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan…

Để kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong bối hội nhập hiện nay, cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

- Kế thừa có tính phê phán, chọn lọc

Với những nét giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, đã được kiểm nghiệm, đánh giá của lịch sử, thời gian, được cộng đồng thừa nhận thì cần kế thừa và phát huy. Trái lại, đối với những mặt lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự tiến bộ thì phải khắc phục hoặc kiên quyết loại bỏ. Ví dụ như: tư tưởng tiểu nông (cục bộ địa phương “phép vua thua lệ làng”, bình quân chủ nghĩa…).

- Kế thừa phải gắn với quá trình xây dựng xã hội mới, nền văn hóa mới và con người mới.

Các giá trị truyền thống không có nghĩa là bất biến, trái lại, nó liên tục được bổ sung cho phù hợp với cuộc sống đang diễn ra. Bởi lẽ, trong kế thừa văn hóa, cái mới bao giờ cũng ra đời dựa trên cái cũ, cái cũ là tiền đề để cái mới ra đời và phát triển. Điều này cũng có nghĩa là, nếu không có truyền thống thì sẽ chẳng có hiện tại và tương lai. Muốn phát triển doanh nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể không dựa trên nền tảng truyền thống. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu rõ: Nền văn hóa tiên tiến bao gồm những đặc trưng: yêu nước và tiến bộ; có nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhằm mục tiêu tất cả vì con người v.v… “Bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng

nước và giữ nước, Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...

- Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giao lưu văn hóa như là một tất yếu khách quan bởi chính nhờ giao lưu hội nhập mà bản sắc văn hóa dân tộc được bổ sung những yếu tố ngoại lai để làm phong phú bản sắc của mình.

Một phần của tài liệu Le Thi Dung (Trang 97 - 98)