Mô hình được sử dụng để nhận diên sai phạm báo cáo tài chính ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là mô hình logistic với biến phụ thuộc là biến phân loại (có sai phạm hoặc không sai phạm), biến độc lập là các biến định lượng.
Biến phụthuộc:
1 nếu báo cáo tài chính có sai lệch M=
0 nếu báo cáo tài chính không sai lệch
Biến phụ thuộc được phân loại theo báo cáo tài chính các công ty trước và sau kiểm toán với giả định kết quả kiểm toán là kết quả chính xác về tình hình côngty.
Mẫu có gian lận được định nghĩa là các công ty có trên lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán lớn hơm 10%. Chênh lệch lợi nhuận được tính dựa vào công thức sau:
Chênh lệch lợi nhuận =
Lợi nhuận trước kiểm toán – Lợi nhuận sau kiểm toán
Lợi nhuận sau kiểm toán
Lợi nhuận sau kiểm toán được xem là lợi nhuận đúng ( vì được kiểm toán viên chấp nhận) . Công thức trên nhằm tính mức độ gian lận trên giá trị lợi nhuận đúng. Tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối vì không phân biệt chênh lệch dương ( khai cao lợi nhuận ) hay chênh lệch âm ( che giấu lợi nhuận ), chúng đều được phân loại là gian lận nếu tỷ lệ chênh lệch lớn hơn 10%.
Biến độclập:
Mô hình được xây dựng trên cơ sở mô hình M-score 8 biến của Beneish (1999). Tuy nhiên với tình hình Việt Nam, các chế độ kế toán còn lỏng lẻo, các công ty nhỏ hơn so với khu vực nên mô hình lấy 5 biến trong mô hình M-score 8 biến của Beneish (1999). Đồng thời đưa thêm biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) theo lý thuyết Friedlan (1994), để đánh giá tác động của các yếu tố này tới khả năng nhận diện sai phạm của mô hình. Thêm nữa, theo nghiên cứu của Hoàng Khánh và Trần Thị Thu
Hiền (2015) sau khi bổ sung biến DA có được mô hình có kết quả nhận diện cao hơn mô hình gốc đối với các công ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi vậy ta đưa thêm biến DA này để tìm kiếm một kết quả cao hơn đối với ViệtNam.
Như vậy mô hình nhận diện gian lận các công ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến 2015 có 6 biến: GMI, SGI, SGAI, DSRI, TATA, DA.
Bảng 2.2: Danh sách các biến đầu vào đƣợc xem xét
STT Biến độc lập Mô tả
1 GMI Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index)
2 SGI Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) 3 SGAI Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general
and administrative expense Index)
4 DSRI Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index)
5 TATA Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets)
6 DA Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals)
Nguồn: Thống kê của tác giả
Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index)
(Doanhthut−1–Giávốonhàngbánt−1)/Doanhthut−1 GMI =
(Doanhthut−Giávốonhàngbánt)⁄Doanhthut
GMI là tỷ số lợi nhuận biên giữa năm t chưa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. GMI<1 nghĩa là lợi nhuận biên đang giảm, đây được cho là một dấu hiệu tiêu cực về triển vọng tăng trưởng của công ty. Khi đó công ty sẽ có nhiều khả năng gian lận để che dấu tình hình thực tại. Bởi vậy, GMI được kỳ vọng sẽ có quan hệ thuận chiều với khả năng sai phạm báo cáo tàichính.
Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index)
Doanh thut SGI =
Doanh thut−1
Việc tăng trưởng doanh thu bất thường có thể là một trong các dấu hiệu sai phạm nếu xem xét trên khía cạnh hai động cơ như sau: Thứ nhất, bóp méo doanh thu
nhằm tạo ra một kết quả đẹp, phù hợp với mục tiêu đề ra sẽ thu hút các nhà đầu tư. Thứ hai, nếu doanh thu giảm công ty có thể đối mặt với giảm giá cổ phiếu trên thị trường.
Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index)
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệpt ⁄Doanh thut SAGI =
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệpt−1⁄Doanh thut−1
SGAI được tính bằng cách sự thay đổi của tỷ số chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu giữa năm t và năm t-1. Nếu SGAI>1 có nghĩa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đang tăng lên so với doanh thu, điều này có thể là một dấu hiệu của sai phạm.
Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index)
Các khoảng phải thut ⁄Doanh thut
DSRI =
Các khoảng phải thut -1 ⁄Doanh thut-1
Chỉ số DSRI so sánh sự thay đổi các khoản phải thu trên doanh thu giữa năm t chưa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. Trong trường hợp không có sự thay đổi về chính sách tín dụng thương mại, chỉ số này sẽ tăng hoặc giảm dưới dạng tuyến tính.Sự gia tăng không chỉ dựa trên kế toán ghi nhận bán hàng ủy thác mà còn phụ thuộc vào việc phát sinh các tài khoản vãng lai của các công ty liên doanh, liên kết. Theo Beneish, một sự gia tăng bất thường tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu hoặc là do công ty đã thay đổi chính sách tín dụng thương mại hoặc là một dấu hiệu của sai phạm báo cáo tài chính doanhnghiệp.
Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets)
Thu nhậpt − Dòng tiền từ hoạt động kinh doanht TATA =
Tổng tài sảnt
TATA được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản. Theo Beneish, các khoản kế toán dồn tích càng lớn thì khả năng sai phạm càngcao.
Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals)
Biến kếtoán dồn tícht Biến kếtoán dồn tícht−1 Biến kế toán có thể (TAt) - (TAt−1)
điều chỉnh (DAt) =
Doanh Thut Doanh Thut-1
Mô hình dồn tích điều chỉnh của Friedlan (1994) được phát triển dựa trên mô hình của DeAngele (1986). Mô hình này được sử dụng với giả định sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai kỳ kế toán là do sự ảnh hưởng của hai nhân số: (1) sự thay đổi do tăng trưởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển.