1.7D OÁN LỰ ĐẢ ƯỢNG LÚA VI T NAM Ệ ĐẾN NM 2007 Ă

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian (Trang 34 - 41)

LƯỢNG LÚA VI T NAM Ệ ĐẾN NM 2007 Ă

1.7D OÁN LỰ ĐẢ ƯỢNG LÚA VI T NAM Ệ ĐẾN NM 2007 Ă

Theo kết quả này thì sản lượng lúa Việt Nam đến năm 2007 sẽ đạt 39223 nghìn tấn như kết quả này cho được thì sản lượng lúa nước ta tăng lên một cách đều đặn

Như đã phân tích ở trên sản lượng lúa nước ta từ năm 1990 đến năm 2003 tương đối ổn định, chỉ riêng năm 2001 thì sản lượng lúa có giảm so với năm trước đó nhưng lượng giảm này không đáng kể . Do đó lượng tăng giảm này cũng tuân theo quy luật của hàm xu thế và ta thấy hàm xu thế tuyến tính có SEmin là hàm xu thế tốt nhất nên ta chọn hàm xu thế tuyến tính có dạng

Ta có hàm xu thế tuyến tính là yˆt= 17633,53 + 1257,53 t

với giả thiết xu hướng biến động này liên tục duy trì trong vài năm ta có được các kết quả dự ddoanscacs tới.

yˆ2004 = 17633,53 + 1257,53 . 15 = 36496,48 (nghìn tấn) yˆ2005 = 17633,53 + 1257,53 . 16 = 37754,01 (nghìn tấn) yˆ2006 = 17633,53 + 1257,53 . 17 = 39011,54 (nghìn tấn) yˆ2007 = 17633,53 + 1257,53 . 18 = 40269,07 (nghìn tấn) theo phương pháp này thì sản lượng lúa nước ta đến năm 2007 là 40269,07 nghìn tấn

• Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình Ta có tốc độ phát triển trung bình t = 1,042 Mô hình dự đóan là: yˆn+h = yn . (t )h Thay số vào ta được kết quả dự đoán là.

2004 ˆ y = 34519 . 1,0421 = 35968,8 (nghìn tấn) 2005 ˆ y =34519 . 1,0422 = 37479,5 (nghìn tấn) 2006 ˆ y = 34519 . 1,0423 = 39053,6 (nghìn tấn) 2007 ˆ y = 34519 . 1,0424 = 40693,9 )nghìn tấn )

Theo kết quả này thì sản lượng lúa nước ta đến năm 2007 là 40693,9 nghìn tấn

1.7.2Dự đoán sản lượng lúa theo mùa vụ là:

Qua quan sát tỷ trọng sản lượng lúa theo từng mùa vụ trong những năm qua, chúng ta thấy rằng tỷ trọng sản lượng vụ mùa Đông xuân và Hè thu có xu hướng tăng qua các năm, còn ty trọng sản lượng vụ mùa lại có xu hướng giảm dần. Như ta đã dự đoán sản lượng lúa theo năm thì tỷ trọng sản lượng lúa tường vụ năm 2003 là

Đông xuân : 48,7% Hè thu : 27,2% Mùa : 24,1%

xuân

2004 17446 9796 8416 35658

2005 18070 10202 8527 36799

2006 18693 10608 8748 37939

2007 19316 11014 8859 39078

Vậy theo kết quả này đến năm 2007 thì sản lượng lúa nước ta đạt 39078 nghìn tấn , trong đó sản lượng lúa Đông xuân là 19316 nghìn tấn sản lượng lúa Hè thu đạt 11014 nghìn tấn , còn sản lượng vụ mùa là 8859 nghìn tấn.

1.8NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:

Qua các phân tich và đoán xản lượng lúa ở trên,chúng ta rút ra một số nhận xét sau:

+Sản lượng lía nướcta từ 19990 đến nay tăng rất nhanh,tốc độ tăng bình quân cả thời kỳlà 4,2% năm. Đặc biệt trong các năm từ (1990-2000) sản lượng lúa nước ta tăng tương đối ổn định và đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới.Năm 2001 do thiên tai liên tiếp diến ra làm cho sản lượng lúa nước ta giảm một cách trầm trọng, nhưng các năm tiép sau đó nước ta lấy lại đà tăng trưởng đã có đưa nước ta đướng vào hàng ngũ xuất khẩu gạo đướng hàng đầu thế giới góp phần nâng cao đời sống của bà con nông dân

+Quy mô sản lượng lúa lớn.Từ sau khi thực hiện cơ chế khoán 10 (1988), đến năm 1990 bắt đầu phát huy tác dụng cho thấy cơ chế khoán này làm cho năng xuất nông nghiệp tăng nhanh rõ rệt và dấn đến nước ta đẵ thay thế nhập khẩu bằng xuất khẩu gạo,đứng thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực này và đến năm 1997 đă vươn lên đứng vị trí thứ hai sau TháI Lan.

Mặt hàng xuất khẩu gạo vẫn giữ vị trí số một trong nhóm hàng nông sản. Xuất khẩu gạo của ta chiếm 15 0-17% thị phần gạo thế giới với 3,5 triệu /năm tương đương 650-700 triệu USD. Có trên khoảng 60 nước nhập khẩu gạo của Việt Nam các bạn hàng lớn gồm (IRẮC, INĐÔNÊXIA, PHILIPPIN, MALAIXIA...) các nước Châu phi đang trở thành những đối tác quan trọng vì thị trường này khá dễ tính, thích hợp với loại gạo chất lượng và giá cả thấp là loại mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh so với các nước. Tuy nhiên để cạnh tranh lâu dài với như THÁI LAN, ÂN ĐỘ... cần

quan tâm giải quyết nhiều vấn đề có tính chiến lược như giống, chế biến xay xát, chế biến sau gạo chất lượng, chủng loại, giảm chi phí sản xuất lưu thông và xây dựng thương hiệu đặc trương cho gao Việt Nam, hiện nay là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức

+Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển dịch mạnh .Vụ mùa có năng suất thấp và biến động lớn được thay thế bằng vụ đông xuân và hè thu cho năng suất caovà ổn định hơn.Hiện nay sản lượng lúa vụ Đông xuân chiếm 48,7% tỷ trọng tổng sản lượng lúa cả ba mùa vụ .

+ Qua sự phân tích sản lượng lúa Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2003 và dự báo đến năm 2007 chúng ta thấy sản lượng lúa nước ta tăng đều và tương đối ổn định, nhưng khi gặp những biến động, thì sản lượng lúa nước ta giảm một cách rõ rệt. Điều đó cho thấy chúng ta chưa đương đầu tốt với những khó khăn mà chúng ta biết rất rõ nên cần phải có những đối sách thích hợp để giảm những tổn thất không đáng có

Từ đặc điểm biến động ,xu hướng biến động của sản lượng lúaViệt Nam trong những năm qua và kết qua dự đoán cho một vài năm tới, em xin có một vài kiến nghị như sau:

Về cơ cấu mùa vụ, sản lượng lúa vụ mùa thường cho năng suất thấp và mất ổn định,trong khi đó sản lượng lúa hai vụ Đông xuân và Hè thu có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.Vì vậytrong một vài năm tới cần tiếp tục xu hướng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ từ vụ từ vụ mùa sang vụ đông xuân và hè thu

+Về sản lượng lúa trong một vài năm tới,xu hướng vẫn tiếp tục tăng.Nếu có mất mùa thì chỉ làm giảm sản lượng lúa ở phần tăng thêm chứ khônglàm giảm sản lượng lúa so với năm trước đó. Với quy mô sản lượng lúa như hiện nay, việc tăng tốc độ phát triển là rất khó khăn.Vì vây, cần duy trì tốc độ này và giữ nguyên tốc độ phát triển cũng là một thành công đối với lĩnh vực gieo trồng lúa ở Việt Nam

+Về vấn đề chất lượng sản phẩm, trong những năm qua ,năng suất lúa nước ta đẵ tăng khá nhanh và ổn định. Tuy nhiên,tăng năng suất càn phải

cạnh tranh lớn và đem lại một nguồn lợi lớn cho đất nước, tránh tình trạng xuất khẩu nhiều mà lợi nhuận vẫn thấp.

+Cuối cùng là nhà nước cần thiết phải điều chỉnh cân đối lại giữa đầu vao và đầu gia sản phẩm của bà con nông dân.Trên thực tế hiện nay, giá lúa gạo không thực cao để khuyến khích bà con nông dân phát triển sản xuất. Trong khi đó, giá phân bón, thuốc trừ sâu còn tương đối cao, các giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao còn chưa phổ biến; việc vay vốn cho sản suất còn có những hạn chế.Vì vậy, tạo đIều kiện cho bà con nông dân phát triển sản xuất và giảm giá đầu vào là một việc làm vô cùng cần thiết

+ Hiện nay chất lượng lương thực thực phẩm nói chung và chất lượng lúa gạo nói riênglaf vấn đề đặt ra hàng đầu và hết sức bức thiết trong các hoạt động khoa học và công nghệ cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Việc đó được xem là sơi chỉ đỏ của ngành nông nghiệp hiện đại, nếu như trong 20 năm trước đây tiêu chuân đánh giá trình độ phát tiển ngành nông nghiệp của một nước là phân đạm tính trên đầu người, thì ngày nay một trong những tiêu chí quan trọng là tiêu chí chất lượng sản phẩm nông nghiệp và số ngoại tệ mạnh trên đầu người do chất lượng các sản phẩm nông nghiệp mang lại.Vì vậy việc cần thiết là Chính phủ cần có những biện pháp để nhăm nâng cao chất lượng lúa gạo hiện nay.

Thế giới đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, song việc phát triển sản suất nông nghiệp ở nước ta vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Trong nông nghiệp, sản suất lúa là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển hàng đầu. Việc nghiên cứu phát triển lĩnh vực này là một việc làm thiết thực nhằm đánh giá các kết quả đã ddạt được ; từ đó, định hướng mục tiêu, chính sách cho thời gian tới. Đề tài Dãy số thời gian và vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích và dự đoán sản lượng lúa Việt Nam năm 2007.” đã giải quyết được những vấn đề sau:

* Sơ lược về tình hình sản xuất lương thực ở nước ta từ 1990 đến nay,bao gồm những thuộn lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên cũng như các chính sách của đảng và nhà nước đến tình hình sảnxuất lương thực ở

Việt Nam trong những năm qua; những kết quả đã đạt được và định hướng trong thời gian tới

* Trình bày được phương pháp luận về dãy số thời gian, các phương pháp phân tích và dự đoán thông dụng đă được nghiên cứu trong qua trình học tập ở nhà trường,điều kiện vận dụng và ưu nhược diểm của từng phương pháp .

* Kết hợp phương pháp luận và tình hình thực tế của sản xuất lúa ở nước ta để đánh giá các kết quả đă đạt được, bao gồm: các đặc đIểm về biến động của sản lượng lúa và các chỉ tiêu có liên quan, xu hướng biến động và mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu đó

*Từ tình hình thực tế của sản xuất lúa ở nước ta trong những năm qua và kết quả phân tích ở trên, vận dụng các phương pháp dự đoán thích hợp để dự đoán sản lượng lúa của Việt Nam đến năn 2007.

*Đánh giá chung về sản xuất lúa ở nước ta qua kết quả phân tích và dự đoán ở trên; từ đó, đưa gia một số kiến nghị nhằm cảI thiện và nâng cao kết quả sản xuất trong lĩnh vưc gieo trồng lúa.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được,đề tại vẫn còn có một số hạn chế sau:

+Thứ nhất, chưa nghiên cứu sâu được về sản lượng lúa và các chỉ tiêu liên quan; các quan điểm và phương pháp mới nhất

+Thứ hai, các phương pháp phân tích và dự đoán còn hạn hẹp trong khuôn khổ kiến thức đã được học ở nhà trường.Do vậy, đề tài chưa đánh giá được một cách đầy đủ, toàn diện về lĩnh vực nghiên cứu.

+Thứ ba, các kết quả phân tích và dự đoán còn có những sai sót nhất định, chưa đánh giá được vai trò của các nhân tố không lượng hoá được. Vì vậy kết quả có đươc chỉ mang tính tương đối.

Tóm lại, phân tích và dự đoán sản lượng lúa là một việc làm vô cùng khó khăn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc vận dụng các phương pháp đòi hỏi phảI mất nhiều công sức, do đó nhà nước cần quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để công tác thống kê đạt được kết quả tốt, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đi lên nâng cao đời sống người dân đưa đất nước tiến nhanh cùng hội nhập với khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm và sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Dùng phương pháp dãy số thời gian chúng ta có thể phân tích được các chỉ tiêu như : Mức độ trung bình qua thời gian, lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai kỳ liên tiếp hoặc trong nhiều kỳ, lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình, tốc độ tăng hoặc (giảm) giữa hai kỳ liên tiếp hay nhiều kỳ, tốc độ tăng hoặc (giảm) trung bình, giá trị tuyệt đối của 1% tăng hoặc (giảm) ngoài ra dùng phương pháp dãy số thời gian còn cho chung ta biết được những biểu hiện của xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng qua thời gian . Đặc biệt dãy số thời gian còn cho chung ta biết được mức độ của hiện tượng ở thời gian tiếp theo.

Vận dụng các chỉ tiêu phân tích của dãy số thời gian để phân sản lượng lúa của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2003 và dự đoán sản lượng lúa của Việt Nam cho đến năm 2007. Vậy dãy số thời gian là phương pháp rất hữu ích để phân tích các hiện tượng kinh tế-xã hội nói chung và qua đó ta dự đoán những biến động những năm tiếp sau đó để dựa vào đó để đưa ra nhũng chủ trương chính sách hợp lý đi vào đời sống người dân nhằm khuyến khích và đẩy mạnh, nâng cao năng xuất sản xuất để phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Lý thuyết thống kê.” Nhà xuất bản giáo dục. 2. “Niên giám thống kê 2003.”

Tổng cục thống kê. 3. “Kinh tế học tập I và II.”

Nhà xuất bản thống kê.

4. Các trang thông tin trên mạng internet. 5. Trang web của Tổng Cục Thống kê.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w