truyền nhiễm và chính sách y tế công cộng
Những thay đổi về khí hậu và môi trường có nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sức khỏe con người. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự
mật độ và phân bố của các loài vectơ và vật chủ trung gian truyền bệnh. Sự nóng lên toàn cầu có thể định hình lại các thảm thực vật và có thể làm sẽ thay đổi sự phân bố và sự phong phú của các loài véc tơ truyền bệnh , chẳng hạn như bệnh sốt rét. Hậu quả đối với sức khỏe con người là trực tiếp và gián tiếp. Sự khắc nghiệt khí hậu, chẳng hạn như hạn hán và lũ lụt, dự kiến sẽ tăng với những thay đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều dịch bệnh đã xảy ra sau khi điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Bao gồm các véc tơ truyền bệnh SXHD, sốt rét và viêm não, bệnh truyền qua động vật như hanta vi rút và bệnh truyền qua đường nước như dịch tả và viêm gan E. Thay đổi khí hậu và môi trường cũng bắt nguồn từ việc con người di chuyển, phát triển vùng đất đai mới, và sống trong môi trường dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời chúng ta thấy rằng việc tăng đô thị hóa, thăm dò và khai hoang các vùng đất mới cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Sốt xuất huyết là một ví dụ về một bệnh truyền nhiễm lây lan dễ dàng trong môi trường đô thị nhiệt đới. Cư dân đến từ khu vực địa lý khác nhau có thể thăm lại gia đình ở nông thôn thường xuyên, cung cấp đường lây truyền cho tác nhân gây bệnh [75]. Thay đổi, tàn phá hệ sinh cảnh của các vùng đất mới làm nhiễu loạn hệ sinh thái hiện có và có thể làm phát tán tác nhân gây bệnh trong đất hoặc động vật, đôi khi thực hiện bởi các côn trùng, mà trước đây không được ghi nhận gây bệnh ở người. Bệnh sốt xuất huyết Venezuela, do vi rút Guanarito truyền qua động vật gặm nhấm, ghi nhận sau vụ dịch bùng phát nghiêm trọng lần đầu tiên vào năm 1989 [79].
Đến nửa sau của thế kỷ 20, vệ sinh được cải thiện, tiến bộ trong phương pháp chẩn đoán, và sự phát triển của các loại thuốc mới và vắc-xin cho phép các quốc gia phát triển giảm đáng kể sự lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm chết người. Tuy nhiên, ngày nay, các bệnh truyền nhiễm vẫn là nguyên nhân gây ra cái chết hàng đầu trên thế giới. Sự ra đời của một thế kỷ bị đe dọa bởi khủng bố sinh học, tăng dân số nhanh chóng, tăng mức độ bất thường của nghèo
đói, và sự gia tăng rõ ràng các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, có lẽ hơn bao giờ hết, có một nhu cầu để kết hợp các công cụ của hệ sinh thái vào thiết kế chương trình ngăn ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Đến nay, nhiều thành tựu trong sinh thái học lý thuyết có ảnh hưởng đến sự phát triển và thực hiện các chương trình đó (Bảng 1.2). Các chương trình Y tế công cộng nên sử dụng sự hiểu biết dựa trên lý thuyết sinh thái học để mở rộng nghiên cứu về sinh thái học bệnh truyền nhiễm [75] [79].
Bảng 1.2. Đóng góp của các lý thuyết sinh thái để kiểm soát và phòng chống bệnh truyền nhiễm
Thời gian Công việc
Trong quá • Xác định độ nhạy cảm trong chu kỳ lây truyền của các tác nhân
khứ gây bệnh
• Xác định các bước hạn chế tỷ lệ gia tăng nguy cơ các tác nhân gây bệnh
• Xây dựng chiến lược vắc-xin hiệu quả
• Xác định kháng kháng sinh trong tác nhân gây bệnh
• Thiết lập các sơ đồ không gian của việc lây truyền các tác nhân gây bệnh
• Hiểu biết các hệ miễn dịch của các vật chủ truyền bệnh
• Xác định các tác động của quần thể vật chủ truyền bệnh trong việc lây lan tác nhân gây bệnh.
• Hiểu biết quy mô quần thể và khả năng miễn dịch quần thể
Trong hiện • Sử dụng mô hình phân bố và dân số học để dự đoán xác xuất xuất tại và tương hiện của các bệnh truyền nhiễm
lai • Sử dụng mô hình sinh thái và tiến hóa động để dự đoán những thay đổi tác nhân gây bệnh
• Sử dụng phân tích chuỗi thời gian để dự đoán tính bất ổn tạm thời tại các vùng dịch bệnh
• Xác định phân bổ hiệu quả các nguồn lực để giám sát dịch bệnh • Sử dụng "lý thuyết kết thúc trò chơi" để xác định thời điểm thích hợp để kết thúc các chương trình kiểm soát dịch bệnh