Xây dựng môi trường marketing xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu hàng may mặc pot (Trang 25 - 28)

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tiếp tục duy trì thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới là một trong những giải pháp giúp công ty dệt may vượt qua khó khăn, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của hàng trăm nghìn lao động.

Bất chấp những khó khăn về rào cản thương mại, nguồn nguyên liệu khan hiếm, ngành dệt may vẫn có những tăng trưởng đáng kể với hơn 4,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2010.

Trong nhiều năm gần đây, thị trường Mỹ luôn dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này vào Mỹ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Hiện thị trường Mỹ cũng đang được kỳ vọng sẽ có vai trò quyết định trong mục tiêu về đích 10,5 tỷ USD của hàng dệt may xuất khẩu nước ta trong năm 2010.

Thị trường EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào thị trường Nhật Bản vẫn duy trì khá tốt với 12%, riêng thị trường EU, tuy có mức tăng trưởng khá chậm hơn nhưng theo nhận định của các chuyên gia, hàng dệt may của Việt Nam đang có cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó, việc đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá trên thị trường quốc tế và tăng cao so với đồng euro từ đầu năm đến nay, sẽ làm giảm hàng xuất của Trung Quốc sang EU. Đây là những cơ hội tốt cho các nhà cung cấp khác, trong đó có Việt Nam.

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ở thời điểm này, lượng đơn đặt hàng của các công ty may Ấn Độ đang tăng mạnh. Cùng với sự kiện giao lưu thương mại giữa các doanh nghiệp sản xuất dệt may Việt Nam và Ấn Độ vừa diễn ra gần đây tại hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng này.

Tuy nhiên công ty sẽ đẩy mạnh xuất khâu sang thị trường EU là một trong ba thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty chiếm hơn 39% khối lượng và gần 33% giá trị xuất khẩu trực tiếp của công ty. Việc Liên minh Châu Âu dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Việt nam vào thị trương này ngày 1tháng 1 năm 2005 đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của công ty vào thị trường này ngày càng càng được mở rộng không bị bó buộc bởi các quy định về hạn nghạch nhập khẩu. Nhưng đồng thời nó cũng làm tăng sức ép cạnh tranh các sản phẩm của công ty vào thị trường này khi mà các sản phẩm của công ty phải cạnh tranh bình đẳng hơn với sản phẩm dệt may của Trung Quốc.

EU là một thị trường lớn trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá hàng năm là rất lớn. Các mặt hàng nhập khẩu của EU phần lớn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có tiềm năng. Thế nhưng, cho đến nay hàng Việt Nam vào EU mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường này. Xuất khẩu qua trung gian chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Do vậy mà cho đến nay hàng Việt Nam vẫn chưa thực sự thâm nhập trực tiếp được nhiều vào EU. Ngoài nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam chưa cao, còn phải kể tới một nguyên nhân quan trọng là công tác xúc tiến xuất khẩu của ta còn yếu chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam tại EU là rất lớn, thế nhưng tại thời điểm này do có những hạn chế nhất định (chất lượng còn kém, chủng loại và kiểu dáng đơn điệu,...) nên hàng của ta chỉ có thể thâm nhập được vào thị trường này một cách suôn sẻ nếu như chúng ta có hoạt động xúc tiến xuất khẩu mạnh sang EU. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác xúc tiến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp chú trọng tới công tác này, nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế do khả năng tài chính hạn hẹp. Một số doanh nghiệp khác thì đầu tư khá lớn cho hoạt động này, nhưng hiệu quả thu được còn thấp, nguyên nhân là do thiếu thông tin và kinh nghiệm. ...

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu vào thị trường

Các mặt hàng của công ty đã có mặt trên thị trường của 20 trên 27 quốc gia thành viên EU. Trong đó có nhiều quốc gia có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm dệt may như: Anh, Pháp, Italia …đã bắt chấp nhận các sản phẩm may của công ty. Điều này cũng chứng tỏ một điều là chất lượng các sản phẩm may của công ty càng ngày càng được nâng cao, đạt được những tiêu chuẩn quốc tế.

Trong các nước thành viên Liên minh Châu Âu, CHLB Đức là thị trường tiêu thụ dệt may lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm may của công ty chiếm đến gần 50% giá trị nhập khẩu trực tiếp của thị trường EU. Đây cũng nước đầu tiên trong EU có quan hệ làm ăn với công ty ngay từ những năm 90. Các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường này bao gồm: áo sơ mi, jacket và bộ complete.

Thị trường Anh là thị trường nhập khẩu các sản phẩm may của công ty lớn thứ 2 trong trị trường EU với khối lượng nhập khẩu năm 2009 lên đến 5,440 nghìn USD chiếm 18%. Đây là một thị trường khá khó tính với những yêu cầu rất cao không chỉ ở chất lượng mà còn cả mẫu mã sản phẩm. Các mặt hàng nhập khẩu chính của thị trường này là áo sơ mi, quẩn âu, và jacket. Có thể cho rằng việc kim ngạch nhập khẩu sản phẩm may của công ty vào thị trường này ngày càng tăng sẽ tạo bước đệm cho sự thâm nhập sâu hơn nữa sản phẩm may của công ty vào thị trường này

Pháp nổi tiếng là kinh đô thời trang của thế giới với những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, cũng đã trở thành một trong những thị trường nhập khẩu lớn các sản phẩm may của công ty chiếm 8% giá trị xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dệt may xuất khẩu trực tiếp vào thị trường EU.

Thị trường 25 nước còn lại với hơn 374 triệu dân (chiếm 75% dân số của Liên minh Châu Âu) lại chỉ chiếm 14% giá trị xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của công ty vào thị trường EU. Đây là một hạn chế lớn của công ty vì thị trường các nước này có tiềm năng rất lớn. Trong giai đoạn phát triển sắp tới công ty nên chú trọng nghiên cứu các thị trường này để nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của công ty vào các thị trường này.

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu hàng may mặc pot (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w