Đặc điểm về nhân lực

Một phần của tài liệu QT04048_Huy_n (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4.Đặc điểm về nhân lực

Bảng 2.1: Cơ cấu giới của công ty

GIỚI TÍNH

NĂM NAM NỮ TỔNG

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (người ) Tỷ lệ (%) Số lượng (người ) Tỷ lệ (%)

(người) 2011 62 65,26 33 34,74 95 100 2012 63 65,63 33 34,38 96 100 2013 65 68,42 30 31,58 95 100 2014 66 67,35 32 32,65 98 100 2015 68 66,67 37 33,33 105 100 (Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Qua số liệu trên cho thấy số lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với số lao động nữ, với tỷ trọng gần gấp đôi. Nguyên nhân của sự biến động và chênh lệch nhiều giữa số lượng nam và nữ trong công ty là do tính chất công việc. Công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển giống cây nên số lượng nam nhiều hơn do các nhà nghiên cứu chủ yếu là nam, họ có trình độ học vấn và cơ hội thăng tiến nhiều hơn lao động nữ. Lao động nữ trong công ty chủ yếu làm việc ở các phòng ban hành chính, văn phòng. Cụ thể, năm 2011 là 65,26%/34,74%, năm 2012: 65,63%/ 34,38%, năm 2013: 68,42%/31,58%, năm 2014: 67,35%/32,65% , năm 2015: 32,65%/33,33%. Có thể thấy tổng số lao động liên tục tăng qua các năm do công ty tập trung tuyển dụng thêm người lao động để mở rộng sản xuất tương ứng với quy mô đầu tư.

Bảng 2.2: Cơ cấu tuổi của công ty ĐỘ TUỔI NĂM < 30 30-45 46-60 Số người % Số % Số % người người 2011 35 36,84 50 52,63 10 10,53 2012 34 35,42 51 53,13 11 11,46 2013 34 35,79 50 52,63 11 11,58 2014 34 34,69 54 55,11 10 10,2 2015 35 33,33 50 47,62 20 19,05 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Qua bảng trên cho thấy lực lượng lao động của công ty đa số có độ tuổi trung bình trong khoảng 30 – 45 tuổi. Ở độ tuổi này, người lao động đã có sự ổn định trong cuộc sống gia đình, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm sống khá cao, ý thức tổ chức kỷ luật và nhu cầu được “tôn trọng” và “tự khẳng định” được coi trọng. Độ tuổi này được xem là trẻ, đây là yếu tố thuận lợi cho đào tạo vì lao động trẻ nhu cầu về học tập, phát triển cao và ngược lại. Riêng năm

2015, lao động độ tuổi 46 – 60 tăng gấp đôi so với năm 2014 với tỷ lệ 19,05%/10,2% vì chiến lược sản xuất của công ty năm 2015 tiếp tục tập trung nghiên cứu giống mới, cần sự tham gia của các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm lâu năm.

Bảng 2.3: Đặc điểm nguồn nhân lực theo trình độ học vấn của công ty TNHH Bioseed Việt Nam

(Đơn vị: người)

Đối tượng 2011 2012 2013 2014 Quý II/ 2015

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) (%) Tiến sĩ 0 0 1 1,04 1 1,05 2 2,04 2 1,9 Thạc sĩ 9 9,5 12 12,5 15 15,8 20 20,4 28 26,7 Đại học 61 64,2 70 72,9 73 76,8 68 69,4 67 63,8 Cao đẳng 19 20 7 7,29 0 0 0 0 0 0 Trung cấp 6 6,3 6 6,25 6 6,32 8 8,16 8 7,62 Tổng 95 100 96 100 95 100 98 100 105 100 (Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, có thể thấy lực lượng lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể năm 2011 chiếm 64,2%, năm 2012 chiếm 72,9%, năm 2013 chiếm 76,8%, năm 2014 chiếm 69,4%, quý II/2015 chiếm 63,8%. Từ năm 2013 công ty không tuyển lao động trình độ cao đẳng mà chỉ tuyển trình độ đại học trở lên do tính chất công việc ở các phòng ban và đội ngũ nghiên cứu cần lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Cụ thể năm 2011 số lượng lao động trình độ thạc sĩ chỉ có 9,5% nhưng tính đến quý II/2015, đội ngũ lao động trình độ thạc sĩ chiếm 26,7% tổng số lao động của công ty, cho thấy yêu cầu cao của công ty đối với đội ngũ lao động để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu QT04048_Huy_n (Trang 45 - 48)