Hoàn thiện quy định về tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Một phần của tài liệu Pháp-luật-về-công-ty-trách-nhiệm-hữu-hạn-một-thành-viên-từ-thực-tiễn-thành-phố-Hà-Nội (Trang 72 - 73)

- Hạn chế trong giám sát của hội đồng thành viên trong công ty TNHH một thành viên Theo Luật DN thì chủ sở hữu công ty có quyền giám sát và đánh giá hoạt động

3.2.2.Hoàn thiện quy định về tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

hạn một thành viên

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức.

Đánh giá Luật DN 2014 cho thấy quy định về kiểm soát viên bảo đảm được tính độc lập; chưa đảm bảo có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định. Ngoài ra, chưa có cơ chế để kiểm soát viên sử dụng để buộc các kiến nghị của mình được thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết và giám sát có hiệu quả đối với hoạt động của người quản lý công ty. Theo chúng tôi, Luật DN cần bổ sung quy định chi tiết hơn và bổ sung một số quyền cho kiểm soát viên, như: tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên, cuộc họp của công ty; xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

Thứ hai, quy định về quyền biểu quyết của người có liên quan trong giao dịch tư lợi

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc thực hiện các hợp đồng giao dịch của công ty TNHH một thành viên với những người có liên quan, khuyến nghị bổ sung quy định Điều 75 Luật DN (2014) theo hướng hạn chế quyền biểu quyết của người có liên quan trong giao dịch tư lợi để tránh trường hợp trục lợi cho riêng mình. Cụ thể, Luật DN cũng nên quy định rõ đó là khi biểu quyết thông qua các giao dịch tư lợi, người có lợi ích liên quan đến giao dịch đó phải bị loại trừ quyền biểu quyết, tránh trường hợp nếu luật không quy định rõ ràng sẽ là một lỗ hổng tạo cơ hội cho những kẻ trục lợi rút ruột công ty.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo được lợi ích của công ty cũng như lợi ích của chủ sở hữu công ty không bị xâm hại, Luật DN nên tách bạch ba quyền quản lý, điều hành và kiểm soát trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và có sự giám sát, kiểm tra. Nếu Luật DN vẫn để ngỏ trường hợp ba quyền quản lý, điều hành và kiểm soát có thể rơi vào tay một cá nhân (vừa là chủ tịch

Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm soát viên) thì tài sản của chủ sở hữu rất dễ dàng bị thất thoát.

Thứ ba, hạn chế đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Trong Luật DN, tại Điều 116 có quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời là giám đốc hoặc tổng giám đốc của DN khác”. Thế nhưng vấn đề hạn chế này lại không được nêu ra trong Phần Công ty TNHH một thành viên. Theo tôi nên áp dụng việc hạn chế này đối với các mô hình công ty bởi với chức năng, nhiệm vụ là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty thì rất khó cho việc một lúc đảm nhiệm nhiều công ty. Quy định này sẽ góp phần tránh được việc yếu kém trong quản lý điều hành của DN hay tránh việc mở, thành lập Công ty một cách tràn lan sau đó không thực hiện được việc quản lý, điều hành dẫn đến DN yếu kém, thậm chí dừng hoạt động và bỏ trốn khỏi nơi cư trú… Điển hình trên thực tế đã có một người đã từng thành lập và làm giám đốc đến 35 công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một phần của tài liệu Pháp-luật-về-công-ty-trách-nhiệm-hữu-hạn-một-thành-viên-từ-thực-tiễn-thành-phố-Hà-Nội (Trang 72 - 73)