7. Kết cấu luận văn
2.2.5. Kiểm định các giả thuyết của mô hình
Từ bảng phân tích số liệu Coefficients trong hai mô hình 1 và 2 ở trên, ta có thể đưa ra kết luận kiểm định các giả thuyết của mô hình:
Mô hình 1: Nhóm các nhân tố thúc đẩy,ảnh hưởng lên động lực làm việc
của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định, ta có thể thấy:
- Các nhân tố có ảnh hưởng, bao gồm: Đặc điểm công việc, Cơ hội thăng tiến, Quan hệ công việc; có ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định do đều có trị số Sig. nhỏ hơn 0.05.
- Nhân tố không có ảnh hưởng, là nhân tố Sự ghi nhận thành tích cá nhân không có ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định do có trị số Sig. nhỏ hơn bằng 0,117; lớn hơn 0,05.
Mô hình 2: Nhóm các nhân tố duy trì, ảnh hưởng lên động lực làm việc
- Nhân tố có ảnh hưởng, chỉ có nhân tố tiền lương có ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định do có trị số Sig. = 0.000; nhỏ hơn 0.05.
- Các nhân tố không ảnh hưởng, bao gồm nhân tố Chính sách phúc lợi, Điều kiện làm việc, Môi trường làm việc; không có ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định do có trị số Sig. lớn hơn 0,05.
Thống kê kiểm định các giả thuyết của mô hình như sau:
Bảng 2.16. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Giả thuyết Chấp nhận/
Bác bỏ
Giả thuyết H1a: Đặc điểm công việc có tác động thuận chiều tới Chấp nhận động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.
Giả thuyết H1b: Cơ hội thăng tiến có tác động thuận chiều tới Chấp nhận động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.
Giả thuyết H1c: Sự ghi nhận đóng góp có tác động thuận chiều Bác bỏ tới động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam
Định.
Giả thuyết H1d: Quan hệ công việc có tác động thuận chiều tới Chấp nhận động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.
Giả thuyết H2a: Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều tới Bác bỏ động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.
Giả thuyết H2b: Môi trường làm việc có tác động thuận chiều tới Bác bỏ động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.
Giả thuyết H2c: Chính sách tiền lương có tác động thuận chiều Chấp nhận tới động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam
Định.
Giả thuyết H2d: Chính sách phúc lợi có tác động thuận chiều tới Bác bỏ động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định.
Sau khi có kết quả từ nghiên cứu định lượng, tác giả tiếp tục thực hiện phỏng vấn sâu 10 lãnh đạo đơn vị và 10 công chức chuyên môn để làm rõ các nội dung nghiên cứu, đặc biệt là những giả thuyết được bác bỏ. Kết quả thu được như sau:
- Sự ghi nhận những đóng góp của nhân viên tại Sở đang còn được thực hiện khá hình thức và thường được phân bổ luân phiên, tức là “ai cũng có phần”. Việc ghi nhận sự đóng góp thường được bình xét vào cuối năm và khen thưởng bằng giấy khen chiến sĩ thi đua các cấp. Thông thường cán bộ làm việc với tinh thần bình thường, sáng đến tối về, hoàn thành công việc ở mức tối thiểu và không có sai phạm nghiêm trọng là sẽ được ghi nhận. Những sáng tạo hay những cải tiến có hiệu quả nhưng đôi khi không được lãnh đạo đánh giá cũng sẽ không được ghi nhận. Do vậy, việc ghi nhận đóng góp chưa tạo được động lực cho công chức của Sở.
- Điều kiện làm việc và môi trường làm việc là hệ thống cơ sở vật chất và phong cách làm việc khá giống nhau tại các cơ quan nhà nước. Nếu cơ sở vật chất được xây sửa mới sẽ giúp cho công chức không bị bất mãn, nhưng cũng không có ảnh hưởng tới động lực làm việc của họ.
- Tương tự như vậy, chính sách phúc lợi của công chức tại Sở được tính toán và chi trả theo quyết định của Nhà nước nên dù muốn hay không công chức cũng phải “chấp nhận” và quen với những chế độ phúc lợi này. Do vậy, chính sách phúc lợi cũng chỉ làm cho công chức không tăng sự bất mãn, chứ không ảnh hưởng tới động lực làm việc.