Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 24_ NGUYEN THI THU TRANG (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Chính sách của chính phủ, pháp luật của nhà nước và các bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội của Công ty

Những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hiểm bắt buộc, tiền lương tối thiểu... và một số chính sách khác được quy định trong Bộ Luật Lao động đều ảnh hưởng trực tiếp tới việc áp dụng các công cụ lao động nào phù hợp cho lao động trong từng doanh nghiệp. Luật pháp kiểm soát các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và chính sách tạo động lực lao động cũng cần đảm bảo nằm trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, chính sách của Chính phủ.

Các bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội như SA 8000, ISO 14000... có tác động đến tạo động lực của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt các quy tắc này thì chắc chắn sẽ có động lực lao động cao cho người lao động.

Điều kiện kinh thế - chính trị - xã hội của cả nước và của địa phương

Những yếu tố kinh tế như thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, mức sống ởđịa phương… các yếu tố bất ổn chính trị - xã hội đều có thể ảnh hưởng đến động lực lao động của người lao động. Như khi nền kinh tế suy thoái, việc đình công của người lao động diễn ra rất ít bởi lúc này cơ hội việc làm thấp, người lao động phải cố gắng làm việc tại để giữ việc làm. Hơn nữa, để người lao động có thể tin tưởng, an tâm gắn bó hơn thì tổ chức cần phải đưa ra chính sách bảo đảm thu nhập cho người lao động cũng như bảo đảm sự ổn định của công việc.

Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động

Đặc điểm cơ cấu thị trường lao động có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động. Nếu thị trường lao động đang dư thừa một loại lao động nào đó, những người lao động thuộc loại lao động này đang có việc làm trong các tổ chức sẽ thấy thiếu an toàn bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc và ngược lại. Do đó công ty phải điều chỉnh chính sách tạo động lực cho phù hợp để thu hút và giữ chân nhân viên.

Vị thế của ngành

Vị thế ngành có tác động rất quan trọng tới công tác tạo động lực của người lao động tại bất kỳ công ty nào đó. Những ngành có vị thế cao thì động lực lao động của người lao động trong ngành đó cũng cao, nhưng không vì thế mà những doanh nghiệp trong ngành đó không quan tâm đến việc xây dựng một chính sách tạo động lực lao động hiệu quả.

Chính sách tạo động lực cả các tổ chức khác

Những tổ chức có chính sách tạo động lực lao động tốt thường chiếm được vị thế cao trên thị trường. Để cạnh tranh với các đối thủ này, các tổ chức khác cần điều chỉnh các chính sách tạo động lực lao động của mình trên cơ sở kế thừa các ưu điểm trong các chính sách tạo động lực lao động của đơn vị mình và của tổ chức khác.

Một phần của tài liệu 24_ NGUYEN THI THU TRANG (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w