3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
2.2.3.1 Chi phí huy động vốn tiền gửi
Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ TCKT và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, địa điểm, cơ sở vật chất hạ tầng... Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế.
Trong chi phí tổng nguồn vốn huy động thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm bớt lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.
Việc quy định lãi suất trần huy động đối với các NHTM của NHNN giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định và lãi suất tạm thời chưa phải là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, NHNo&PTNT cũng cần phải đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng các loại hình tiền gửi nhằm phù hợp với nhu cầu huy động của ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Trong thực tế, ngân hàng đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Do trong thời gian qua, lãi suất bình quân huy động có xu hướng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hướng giảm, bên cạnh việc thường xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, chi nhánh cũng thường xuyên tính lãi suất bình quân của VTG để phục vụ cho công tác quản lý.
Chi phí hoạt động huy động vốn tiền gửi của Chi nhánh NHNo&PTNT Vàm Láng trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 2.10 CHI PHÍ TRẢ LÃI TIỀN GỬI GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng VTG 60.110 72.328 109.300 12.218 20,33% 36.972 51,12% CP trả lãi 7.010 9.636 13.280 2.626 37,46% 3.644 37,82% TG CP lãi TG 11,66% 13,32% 12,15% - - - - bình quân
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Vàm Láng - Hải Phòng trong năm 2010-2012)
Trong đó:
Chi phí trả lãi tiền gửi
Chi phí lãi tiền gửi bình quân = --- x 100% Tổng vốn tiền gửi
Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí huy động vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Dựa vào bảng trên ta thấy chi phí trả lãi tiền gửi bình quân trên mỗi đồng vốn tiền gửi của Chi nhánh có sự thay đổi tăng, giảm giữa năm sau và năm trước. Năm 2010, chi phí trả lãi tiền gửi là 7.010 triệu đồng trên tổng tiền gửi huy động là 60.110 triệu đồng. Ta có chi phí lãi TG bình quân là 11,66%. Tỷ suất này là thấp nhất trong 3 năm qua, nó cho thấy: để huy động được một đồng tiền gửi Ngân hàng phải chi bình quân 0.1166 đồng chi phí lãi. Năm 2011, chi phí trả lãi tiền gửi và tổng tiền gửi huy động đều gia tăng với cùng tốc độ tăng trưởng là 37,46%. Chi phí trả lãi tiền gửi là 9.636 triệu đồng và tổng tiền gửi huy động đạt mức 72.328 triệu đồng. Do đó, chi phí lãi TG bình quân đạt 13,32% tăng so với năm 2010. Năm 2012, chi phí trả lãi tiền gửi tăng với tốc độ tăng 37,82% so với năm 2011 tương đương 3.644 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng về vốn tiền gửi lớn hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi dẫn đến tỷ suất chi phí lãi TG bình quân đạt 12,15% giảm 1,17% so với năm trước. Tỷ suất này cho thấy Ngân hàng phải bỏ ra thêm 0.1215 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi. Ta có thể lý giải kết quả trên dựa vào sự biến động lãi suất và có được chỉ tiêu chi phí trả lãi tiền gửi bình quân như vậy được đánh giá là có hiệu quả. Như đã biết: năm 2012 là năm lãi suất có nhiều biến động, lãi suất tăng cao cùng với sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi đã làm tăng chi phí lãi của ngân hàng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí lãi của ngân hàng trong điều kiện thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng
không tốt đến công tác huy động vốn là điều có thể hiểu được, nhằm thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi của khách hàng, nhất là khi các ngân hàng đang cạnh tranh bằng các cuộc chạy đua lãi suất. Vấn đề đặt ra là việc đưa ra mức lãi suất linh hoạt sẽ giúp NHNo&PTNT nâng cao chất lượng công tác huy động vốn, gia tăng khách hàng gửi tiền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.