Một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vồn FDI thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

- Phát triển nônglâm thủy sản theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có khối lượng sản phẩm lớn đạt chất lượng

3.2 Một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vồn FDI thời gian tớ

- Ngoài các giải pháp chung để tăng cường thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam. Vĩnh Phúc cần thực hiện các giải pháp riêng của mình trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2003 - 2010. Một số giải pháp cần ưu tiên nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là:

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư

3.2.1.1 Cải thiện chính sách đất đai

- Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phối hợp tích cực với Chủ đầu tư hoàn thành nhanh nhất việc bồi thường giải phóng mặt bằng giao đất cho Chủ đầu tư; kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình hình thành cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3.2.1.2 Tăng cường hơn nữa các biên pháp khuyến khích đầu tư

- Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để giải quyết nhanh nhất các thủ tục hành chính, xử lý nhanh nhất mọi phát sinh vướng mắc thuộc thẩm quyền. Các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình hình thành dự án được thực hiện theo

cơ chế một đầu mối (Nhà đầu tư chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc.), giảm thiểu tối đa thời gian so với quy định của Nhà nước;

3.2.2 Cải cách hành chính

3.2.2.1 Cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thời gian tới thông qua một số giải pháp sau:

+ Một là, các cơ quan, đơn vị cần chủ động tham mưu, giúp cấp uỷ, thủ trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC theo từng năm và từng giai đoạn, trong đó lưu ý đến việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và cán bộ cho Bộ phận một cửa.

+ Hai là, tiếp tục rà soát và mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, giải quyết chính sách xã hội… + Ba là, đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ công chức trên cơ sở công khai, dân chủ; đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và lối sống, nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công sở, xây dựng tác phong lề lối làm việc chuyên nghiệp. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cấp xã đến năm 2015, định hướng đến 2020

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng tin học hoá quản lý hành chính phục vụ cho chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp và trong xử lý công việc đảm bảo giải quyết kịp thời thông suốt yêu cầu của tổ chức và công dân đến giao dịch; mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm là, các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện CCHC và cơ chế một cửa, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, phục vụ kịp thời các nhu cầu chính đáng của người dân; chống tham nhũng, phiền hà,

sách nhiễu trong tiếp nhận và giải quyết các công việc của dân và doanh nghiệp. Sáu là, các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo phản ánh đúng những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc trong thực hiện CCHC để được chỉ đạo kịp thời.

3.2.2.2 Bộ máy hành chính

3.2.3 Tăng cường đổi mới, vận động xúc tiến đầu tư 3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hiện nay cần thực hiện theo 3 hướng chính: Giảm và sử dụng hiệu quả lao động nông nghiệp bằng cách chuyển từ lao động thuần nông, giản đơn cho năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề, loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như phát triển trang trại; Đẩy mạnh phát triển loại hình lao động phi nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh đầu tư khuyến khích các hộ nông dân chuyển sang làm công nghiệp, TTCN, thương mại và dịch vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc bảo tồn duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống tại khu vực nông thôn - đây chính là lĩnh vực thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều loại đối tượng nông thôn nhất; Đẩy mạnh nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua công tác bồi dưỡng, nâng cao về kiến thức cho nông dân, trang bị học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết thị trường cho lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt là lực lượng lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đề ra: Đến năm 2020 lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn giảm xuống còn 30% tổng số lực lượng lao động trong xã hội trong đó lực lượng lao động được qua đào tạo đạt trên 50%.

KẾT LUẬN

Hiện nay, chúng ta đang ở trong một thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư ngày càng trở nên năng động và luôn có diều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các khu vực và các nước để quyết định hoạt động đầu tư của mình.

Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trên thực tế thì nhiều nước đang thực sự "trải thảm đỏ" mời các nhà đầu tư. Khi mà quốc tế hoá đời sông kinh tế - xã hội đã và đang có xu thế khách quan của thời đại thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, để thực hiện mục iêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của mình.

Trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp này, những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc còn ở mức độ nhất định song nếu thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao với các điạ phương trong cả nước cũng như với các nước khác trong việcthu hút nguồn vố quan trọng này, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu thu hút FDI của tỉnh, xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển vững mạnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w